Trang chủ » Tài liệu chuyên môn » Bệnh động kinh ở trẻ em

Bệnh động kinh ở trẻ em

PGS Ninh Thị Ứng

Khoa Thần Kinh

Bệnh viện Nhi

Trung ương                                                                   

I. Định nghĩa
Động kinh là sự rối loạn từng cơn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột quá mức và nhất thời của các tế bào thần kinh ở não
II. Dịch tễ học
Tỷ lệ mắc bệnh động kinh nằm trong khoảng 0.15%-0.31% ở Châu Á chiếm 0.36%, Nhật bản 0.17%; Thái Lan 0.72%
Tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam 0.5%-1%, trong đó trẻ em chiếm 60%
III. Nguyên nhân bệnh động kinh theo nhóm tuổi
1.Sơ sinh: ngạt chu sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh, xuất huyết nóo, giảm calci, giảm đường máu, rối loạn chuyển hóa.
2.Trẻ dưới 1 tuổi: nhiễm trùng thần kinh, giảm calci máu, dị tật bẩm sinh não, sốt cao co giật, rối loạn chuyển hóa, rối loạn mạch máu não, nhúm bệnh thần kinh da.
3.Dưới 2 tuổi: di chứng tổn thương não thời kỳ chu sinh, sau chấn thương sọ não, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, nhiễm độc hóa chất
Trẻ lớn: Chấn thương sọ não, nhiễm trùng thần kinh, di chứng tổn thương não thời sinh
IV. Tiêu chuẩn chẩn đoán
– Các cơn có tính định hướng, cơn ngắn, lặp lại nhiều lần
– Rối loạn các chức năng thần kinh ( vận động, cảm giác)
– Rối loạn ý thức trong cơn ( trừ cơn cục bộ đơn giản)
– Sau cơn phục hồi nhanh
– Điện não đồ có sóng kịch phát của động kinh
V. Phân loại quốc tế các cơn ĐK (1981)
ĐK toàn bộ
– Các cơn co giật co cứng ( cơ lớn)
– Các cơn mất trương lực
– Các cơn co giật
– Các cơn co cứng
– Các cơn vắng ý thức
– Các cơn co giật cơ
– Động kinh cơn toàn thể thứ phát
– Động kinh cơn co thắt gấp ( Hội chứng West)
– Hội chứng Lenox- Gastaut
Đk cục bộ
– Các cơn ĐK cục bộ đơn giản với những dấu hiệu
+ Vận động
+ Cảm giỏc thân thể hoặc giác quan
+ Thực vật
+ Tâm thần
Các cơn đau cục bộ phức tạp
+ Khởi đầu cục bộ đơn giản tiếp theo là những rối loạn về ý thức và các tác động tự động
+ Rối loạn ý thức ngay lúc bắt đầu có cơn, có hoặc không có động tác tự động kèm theo.
Các cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát.
+ Cục bộ đơn giản toàn thể hóa thứ phát.
+ Cục bộ phức hợp toàn thể húa thứ phỏt.
+ Cục bộ đơn giản tiến triển cục bộ phức tạp sau đó toàn thể hóa thứ phát.
Các cơn ĐK không phân loại

Tài liệu hoàn chỉnh ( xem tệp đính kèm)

 

Chuyên mục: Tài liệu chuyên môn

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em