Trang chủ » CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC MỚI NĂM 2020 » Trung tâm Cấp cứu và Chống độc Nhi khoa

Trung tâm Cấp cứu và Chống độc Nhi khoa

  1. THÔNG TIN CHUNG
  2. Tổ chức nhân sự:

Trung tâm Cấp cứu và Chống độc (tiền thân là khoa Cấp cứu và Chống độc) được chính thức thành lập theo Quyết định số 2928/QĐ-BVNTW ngày 31/07 /2019 của Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương.

– Khoa có 108 giường bệnh.

– Tổng số cán bộ nhân viên: 65

+ 22 Bác sỹ (01 GS, 01 PGS, 01 TS, 11 Ths và 02 BS)

+  40 Điều dưỡng (2Ths 28 ĐH, 10 CĐ)

+  01 Hộ lý.

  1. Tên và địa chỉ giao dịch:
  • Tên trung tâm: Trung tâm Cấp cứu và Chống độc Nhi khoa
  • Tên tiếng Anh: Center for Emergency Medicine and Poison Control
  • Địa chỉ:18/879 La Thành, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 6273 8678. Fax: 024 6273 8573. Email: ccl@nhp.org.vn

– Họ và tên lãnh đạo quản lý:

Giám đốc trung tâm trung tâm: TS.BS. Lê Ngọc Duy

Điều dưỡng trưởng trung tâm: Ths.Đỗ Quang Vĩ

  1. Cơ cấu trung tâm: gồm 04 khoa lâm sàng:

– Khoa Khám Cấp cứu và lưu

– Khoa Cấp cứu

– Khoa Chống độc

– Khoa Vận Chuyển Cấp cứu

  1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN:
  2. Lịch sử:

– Tiền thân của khoa Cấp cứu là đơn nguyên A8 thuộc khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai do cố PGS. Đặng Phương Kiệt phụ trách.

– Khoa chính thức được thành lập vào năm 1981- cùng với sự ra đời của Bệnh Viện Nhi Việt Nam – Thuỵ Điển nay là bệnh viện Nhi trung ương. Lúc đầu, khoa mang tên là khoa Cấp cứu lưu (A2).

– Đến năm 1983 khoa chuyển sang trực 24/24 giờ theo sự phân công của pḥòng kế hoạch tổng hợp.

– Từ năm 1996 -2002: Khoa cấp cứu được sát nhập vào khoa khám bệnh nhưng vẫn hoạt động chuyên môn độc lập.

– Từ năm 2002 đến nay; Khoa được tách khỏi khoa Khám bệnh và mang tên khoa Cấp cứu

– Tháng 1/2014 khoa Cấp cứu được đổi tên thành Khoa Cấp cứu và Chống độc.

– 31/7/2018 chính thức trở thành Trung tâm Cấp cứu và Chống độc

  1. Lãnh đạo khoa qua các thời kỳ:

+ Năm 1981 – 1983: Cố PGS. Đặng Phương Kiệt

Trưởng khoa hồi sức cấp cứu kiêm phụ trách khoa

+ Năm 1984 – 1992: Cố Bác sỹ Nguyễn Thị Hiền – Trưởng khoa

+ Năm 1992 – 1996: Bác sỹ Nguyễn Hồng Ngự – Phó trưởng khoa

+ Năm 1997 – 2004: Bác sỹ Phùng Thị Hoàn – Phó trưởng khoa

+ Năm 2004 –  2018: GS. TS. Lê Thanh Hải –  Trưởng khoa

+ Năm 2005 – 2011: ThS. Lê Xuân Ngọc – Phó trưởng khoa

+ Năm 2009 – 2018: PGS.TS. Trương Thị Mai Hồng – Phó trưởng khoa

+ Năm 2018 đến nay: TS.BS. Lê Ngọc Duy – Giám đốc trung tâm

III. MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG

Khoa cấp cứu và chống độc hoạt động liên tục 24/24 giờ trong tất cả các ngày tạo thành một khối thống nhất với các khu vực hoạt động như:

  • Khu hành chính
  • Khu Đón tiếp và phân loại bệnh nhân
  • Khoa Cấp cứu,
  • Khoa Chống độc
  • Khoa Khám cấp cứu và lưu
  • Khoa Vận Chuyển Cấp cứu
  • Phòng Tổng hợp
  • Phòng mổ cấp cứu.

Thực hiện phân công theo vị trí việc làm cụ thể phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên:

  • Điều dưỡng: thực hiện công tác chăm sóc bệnh nhân toàn diện, tổ chức làm việc theo ca. Phân công nhiệm vụ quản lý cụ thể cho từng vị trí (ĐD Trưởng, ĐD Hành chính, ĐD Đào tạo, ĐD trưởng ca trực, ĐD phụ trách mạng lưới Chống nhiễm khuẩn)
  • Bác sỹ: được phân công theo từng vị trí trong khoa và đổi mỗi tuần một lần. Bên cạnh đó còn phụ trách: Cấp cứu nội viện, Cấp cứu ngoại viện, Cấp cứu thảm hoạ.
  • Đội vận chuyển cấp cứu phục vụ chuyển những bệnh nhân nặng từ khoa đến các đơn vị hồi sức khác
  • Tất cả các hoạt động đều được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo trung tâm.

 

IV.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

  1. Chức năng:

Trung tâm Cấp cứu và chống độc là đơn vị lâm sàng chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức hoạt động: Tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị cho mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới bệnh viện.

  1. Nhiệm vụ:
  2. Tổ chức các hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác cấp cứu, quy chế công tác của trung tâm và quy chế chung của bệnh viện.
  3. Tổ chức làm việc theo ca, kíp; Cấp cứu – hồi sức – giải độc, điều trị nội trú, ngoại trú cho người bệnh cấp cứu và các bệnh ngộ độc cấp, mãn tính. Tiếp nhận và mổ cấp cứu các trường hợp Ngoại nhi ngay tai trung tâm. Bố trí nhân lực, giường bệnh, máy móc và các trang thiết bị y tế cần thiết sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu vào khoa 24/24 giờ.
  4. Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch và trong vòng 48 giờ phải chuyển người bệnh đến khoa Điều trị tích cực hoặc chuyên khoa phù hợp.
  5. Tổ chức dây chuyền cấp cứu cùng với các khoa Hồi sức tích cực hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa, hỗ trợ cấp cứu tai nạn, thảm họa và ngộ độc hàng loạt.
  6. Thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật trong cấp cứu, thăm dò chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân cấp cứu theo quy định của bệnh viện và Bộ Y tế.
  7. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người bệnh đang điều trị tại khoa và hướng dẫn giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng; Thực hiện tuyên truyền, tư vấn về phòng chống nhiễm độc cho mọi đối tượng trong và ngoài bệnh viện.
  8. Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế theo phân công của Giám đốc.
  9. Tổ chức hội chẩn khoa, liên khoa, tham gia hội chẩn ngoài viện.
  10. Thực hiện ghi chép, lưu trữ sổ sách, hồ sơ bệnh nhân và thống kê, báo cáo theo quy định của bệnh viện và Bộ Y tế.
  11. Tham gia phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa.
  12. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Trong gần một nửa thế kỷ hoạt động, pháp triển và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, BGĐ bệnh viện, tập thể cán bộ, nhân viên khoa cấp cứu đã đoàn kết nỗ lực không ngừng, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ để xây dựng trung tâm ngày càng lớn mạnh về lượng cũng như về chất và đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.

Trung tâm đã tiếp nhận, điều trị cấp cứu cho hàng trăm ngàn bệnh nhi. Số bệnh nhi đến trung tâm ngày càng tăng cao, trong đó có rất nhiều bệnh nhi đến trong tình trạng đe doạ tính mạng. Mặc dù số bệnh nhân đông, nhân lực và phương tiện cấp cứu c̣òn thiếu nhưng tập thể khoa đã có nhiều cố gắng cải tiến tổ chức làm việc một cách hợp lý nhất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình chuyên môn trong điều trị cấp cứu, điều trị và chăm sóc bệnh nhân nặng, giảm thiểu các sai sót chuyên môn và giao tiếp. Nhờ vậy, Trung tâm đã cứu sống nhiều bệnh nhân nặng, giảm tỷ lệ tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện.

Từ năm 2004, Trung tâm đã áp dụng chương trình cấp cứu nhi khoa nâng cao (Advanced pediatric life support – APLS) vào hoạt động chuyên môn của khoa, chương trình này đã tạo ra một bước chuyển biến cơ bản về chất và về lượng trong công tác cấp cứu nhi khoa.

Hoạt động chỉ đạo tuyến cũng là một thế mạnh của Trung tâm. Trong những năm qua trung tâm đã cử hàng trăm lượt cán bộ tham gia hoạt động chỉ đạo tuyến trên mọi miền đất nước, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Trung tâm cấp cứu và chống độc đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động đào tạo, huấn luỵện, hỗ trợ cho tuyến trước, thông qua các chương trình: tiêu chảy cấp, IMCI, APLS, Chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nuôi con bằng sữa mẹ, chương trình 1816, dự án Norred, Bệnh viện vệ tinh…

Trung tâm cấp cứu và chống độc đã tích cực tham gia công tác đào tạo cho nhiều đối tượng: sinh viên nước ngoài (Mỹ, Úc, Pháp, Thuỵ điển, Lào…), sinh viên đại học Y Hà Nội, Bác Sĩ định hướng chuyên khoa Nhi, bác sĩ chuyên Khoa I, II, Bác sĩ gia đình, bác sĩ tuyến huyện , Cao học, Bác sỹ nội trú bệnh viện, học viên trung học Y tế, điều đưỡng nhi khoa… Hàng ngàn giờ lý thuyết và thực hành đã được cán bộ trong trung tâm truyền đạt đến các học viên. Bên cạnh đó, cán bộ trong trung tâm cũng tự học, tham gia các lớp huấn luyện đào tạo, cập nhật kiến thức trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện nay, Trung tâm  đã có 01 GS, 01PGS, 01 Tiến sĩ, 05 BS CKII, 14 thạc sĩ…. Tất cả cán bộ đều chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình để có thể làm tốt và hiệu quả hơn công tác hợp tác quốc tế và nâng cao tŕnh độ chuyên môn.

Trung tâm Cấp cứu và chống độc cũng rất chú trọng công tác nghiên cứu khoa học. Cán bộ đã tham gia nhiều đề tài cấp cơ sở, cấp bộ và cấp nhà nước như: đề tài thực trạng hệ thống cấp cứu nhi khoa, Viêm ruột hoại tử ở trẻ em, Viêm phổi virus ở trẻ em, Xơ hoá cơ delta ở trẻ em, ngộ độc chì v.v… Nhiều bài báo quốc tế cũng đã được xuất bản, tham gia nhiều buổi nói chuyện giáo dục sức khoẻ cộng đồng tại bệnh phòng, hội nghị, đài truyền hình, nhà trẻ – mẫu giáo cũng như các bài viết trên báo và tạp chí.

Trung tâm cấp cứu đã đón tiếp hàng trăm lượt khách nước ngoài đến học tập và tham quan. Nhiều cán bộ đã được cử đi học tập, dự hội nghị ở nước ngoài (Mỹ, úc, Pháp, Nhật Bản). Đặc biệt, Trung tâm có sự hợp tác chặt chẽ với bệnh viện Nhi Hoàng Gia Melbourn – Australia. Trung tâm Manchester- UK trong việc triển khai ứng dụng và phát triển chương tŕnh cấp cứu nhi khoa nâng cao (APLS) trong bệnh viện nhi Trung ương cũng như tại nhiều bệnh viện Tỉnh, Bệnh viện huyện trong cả nước.

Các hình thức khen thưởng:
+ Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liền: 2004, 2006, 2007, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017

+ Bằng khen Bộ Y tế các năm 2004, 2008, 2009, 2011, 2013, 2016

+ Bằng khen Thủ tướng chính phủ 2008, 2011

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI:

– Trở thành trung tâm huấn luyện đào tạo cấp cứu nhi khoa.

– Đặc biệt là đào tạo cấp chứng chỉ “Cấp cứu nhi Khoa nâng cao” cho cán bộ ngành nhi nói chung và cho cán bộ cấp cứu nhi khoa nói riêng.

– Xây dựng đơn vị vận chuyển cấp cứu – hôi sức nhi khoa ngoại viện.

– Xây dựng trung tâm chống độc nhi khoa.

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em