Trang chủ » Y học thường thức » Dạy nói cho trẻ sau phẫu thuật cấy điện cực ốc tai tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Dạy nói cho trẻ sau phẫu thuật cấy điện cực ốc tai tại Bệnh viện Nhi Trung ương

 

                   

          Bé Lại Ngọc Nhi, 8 tuổi đang luyện nghe và phât âm theo tranh

         Đối với những trẻ khiếm thính nặng bẩm sinh đã được cấy điện cực ốc tai, máy nghe hay còn gọi là ốc tai điện tử là công cụ quan trọng giúp trẻ hòa nhập cộng đồng. Máy nghe là điều kiện cần nhưng chưa đủ bởi máy nghe không thể nào bằng đôi tai của chúng ta . Có những trường hợp bệnh nhi được gia đình phát hiện bệnh từ sớm ( khoảng 7-8 tháng sau khi sinh) và trang bị máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai nhưng do phụ huynh chưa quan tâm đến việc dạy nghe-nói cho trẻ sau phẫu thuật  đúng phương pháp nên kết quả còn rất hạn chế. Quá trình dạy nói sau cấy điện cực ốc tai cho trẻ khiếm thính đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. 

                   

 Tập nghe âm thanh và nhắc lại từ mà không nhìn khẩu hình miệng. Bé đang đọc từ “quả chôm chôm”
           Mô hình khép kín điều trị bệnh nhi khiếm thính đã được Bệnh viện Nhi Trung ương triển khai từ tháng 3/2010. Trung tâm Thính học- thần kinh ra đời là cơ sở thực hiện quy trình làm test chẩn đoán, chỉ định phẫu thuật và dạy nói cho các bé sau phẫu thuật. Với tiến bộ của khoa học hiện nay, một trẻ điếc nặng, điếc sâu vẫn có khả năng nghe nói và hòa nhập xã hội như các trẻ khác nếu trẻ được mang máy trợ thính, cấy điện cực ốc tai và luyện nói sau phẫu thuật. 

                   
  Để bé tiến bộ nhanh, ngoài việc học trên lớp, ở nhà các phụ huynh cũng nên tập cho bé lắng nghe các âm thanh và phát âm theo mẫu. Bé Mai Anh, 3 tuổi được mẹ và cô giáo dạy về các âm đơn. “Máy bay ù ù ù”.

           Chị Nguyễn Thị Thanh- chuyên viên tâm lý tại Trung tâm thính học cho biết “Luyện nói cho các bé cần trải qua rất nhiều giai đoạn trong đó luyện nghe chính là bước nền tảng nhất quyết định đến việc học nói của trẻ. Bé được luyện nghe sẽ trải qua các giai đoạn như: tập phân biệt giữa có tiếng động và không tiếng động, phân biệt âm sắc, tần suất sau đó mới đến quá trình luyện nghe nói”. Cũng theo chị Thanh, trẻ càng lớn tuổi thì việc dạy càng mất nhiều thời gian hơn và quá trình tiến bộ cũng chậm hơn so với những bệnh nhi nhỏ tuổi.
Các bậc phụ huynh quan tâm, có nhu cầu được khám-tư vấn cấy điện cực ốc tai tại Bệnh viện Nhi Trung ương vui lòng tìm hiểu thông tin tại
đây.

 



Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em