Trang chủ » Y học thường thức » Dị vật ghim băng phế quản, trẻ được cứu sống nhờ nội soi phế quản.

Dị vật ghim băng phế quản, trẻ được cứu sống nhờ nội soi phế quản.

 

Chiều ngày 2/4/2013, cháu Lê Anh Thơ, 10 tháng, quê Xuân Lộc, Hà tĩnh ngồi chơi cùng bà và mẹ. Trẻ nhặt được chiếc ghim băng của bà làm rơi và cho vào miệng. Mẹ cháu hốt hoảng dùng tay móc miệng cháu để lấy ghim băng ra. Cháu khóc thét và nuốt mất ghim băng. Cháu không ho cũng không nôn. Trẻ được đưa đến khoa tai mũi họng bệnh viện tỉnh chụp X-quang phát hiện nghim băng nằm trong lồng ngực. Các bác sĩ chẩn đoán trẻ nuốt ghim băng vào thực quản và chuyển cháu ra Bệnh Viện Nhi Trung ương.
Trẻ đến Bệnh viện Nhi lúc 3 giờ ngày 3/4/2013, được chụp X-quang ngực thẳng và nghiêng. Hội chẩn khoa tiêu hóa, hô hấp, chẩn đoán hình ảnh thống nhất chẩn đoán ghim băng nằm trong đường thở, tận phế quản gốc trái. Ghim băng mở, đầu nhọn quay lên trên và vào trong.

a ab

Hình 1: X-quang ngực có hình ghim băng cản quang

 

Được sự đồng ý của Giám đốc Bệnh viện và Trưởng khoa hô hấp, trẻ được chuyển lên phòng mổ để nội soi phế quản lấy dị vật vào lúc 14 giờ ngày 3/4/2013. Kíp nội soi phế quản do Thạc sĩ – bác sĩ. Lê Thanh Chương, khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương trực tiếp thực hiện.

Trẻ được gây mê toàn thân, hỗ trợ hô hấp bằng máy thở. Kiểm tra đường thở bằng ống soi mềm thấy ghim băng mở nằm ở phế quản gốc trái, đầu nhọn quay lên trên và ngập sâu vào niêm mạc phế quản .

a 12
Hình 2: Ảnh ghim băng trong phế quản (noi soi ống mềm)

Dùng ống soi cứng, kìm lấy dị vật chuyên dụng dưới sự dẫn đường của camera cố gắng cô lập đầu ghim băng nhưng không thành công. Nếu không cô lập được đầu nhọn, khi kéo ghim ra ngược, nó sẽ đâm thủng thành phế quản gây tràn khí trung thất hoặc chọc vào tim, mạch máu lớn, trẻ có thể tử vong ngay. Bác sĩ nội soi quyết định đẩy ghim xuống sâu hơn, dùng các cấu trúc giải phẫu của phế quản làm điểm tì để bẻ thẳng ghim băng. Kiên nhẫn từng mi-li-mét, cuối cùng ghim băng cũng được bẻ thẳng hơn, đầu nhọn quay xuống dưới và được lấy ra khỏi đường thở của trẻ. Soi kiểm tra lại bằng ống mềm thấy đường thở chỉ bị tổn thương rất nhẹ. Trẻ được thoát mê và tự thở tốt. Ca nội soi kéo kết thúc lúc 16 giờ cùng ngày.

Sáng hôm sau, trẻ không khó thở, ăn chơi ngoan, chụp X-quang phổi bình thường. Trẻ ra viện.

12

 

Hình 3: X-quang ngực sau khi lấy dị vật

Như vậy, sau 2 giờ nỗ lực hết mình, ca nội soi phế quản lấy ghim băng đã thành công tốt đẹp, tránh cho trẻ được một cuộc mổ mở ngực lấy dị vật và cũng chứng tỏ tầm quan trọng, khả năng làm chủ kỹ thuật nội soi phế quản của Bệnh viện Nhi Trung ương.



Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em