Trang chủ » Y học thường thức » Ebola – bệnh sốt xuất huyết chết người đến từ châu lục Đen

Ebola – bệnh sốt xuất huyết chết người đến từ châu lục Đen

Virus Ebola là một trong 30 virus được phát hiện có thể gây hội chứng sốt xuất huyết, các virus này đều truyền từ động vật sang người. Virus Ebola làm tổn thương hệ miễn dịch và cơ quan nội tạng, khiến tiểu cầu sụt giảm, gây chảy máu trầm trọng. Tới 90% người nhiễm bệnh có thể tử vong. Các đợt dịch sốt xuất huyết do virus Ebola chủ yếu xảy ra ở châu Phi. 

                

Nhân viên y tế tuyên truyn phòng dch Ebola ti Liberia. nh BBC. 

Virus Ebola được phát hin ln đu vào năm 1976 ti Zaire (Cng hòa Dân ch Congo ngày nay).Vụ dịch này khiến 318 người bị bệnh, 280 trong số đó đã tử vong và tử vong rất nhanh. Cùng năm, một vụ dịch tương tự đã xảy ra tại Sudan, giết chết 156 người. Kể từ đó, các vụ dịch Ebola vẫn diễn ra rải rác. 

 

 Từ đầu năm 2014, Ebola đã bùng phát mạnh mẽ tại tại 4 quốc gia châu Phi Guinea, Liberia, Sierra Leone và Nigeria. Tính đến ngày 4/8, dịch đã cướp đi 932 mạng sống trong tổng số hơn 1700 người nhiễm bệnh. Chỉ riêng trong 3 ngày từ 2/8 đến 4/8 đã có thêm 108 ca nhiễm Ebola mới, với 45 trường hợp tử vong.  

 Ngày 7/8, Tổng thống Liberia đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong 90 ngày. Dịch bệnh ngày càng trở nên tồi tệ tại quốc gia này vì rất nhiều gia đình vẫn giữ người bệnh ở nhà thay vì đưa họ đến các trung tâm cách ly. Trước đó ngày 1/8, Sierra Leone cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp, yêu cầu quân đội tham gia cách ly bệnh nhân Ebola.

Virus Ebola – kẻ sát thủ 

 

Virus Ebola gây bệnh ở khỉ và người và gồm 5 loài: Bundibugyo, Bờ biển Ngà, Reston, Sudan và Zaire. Loài Zaire có tỷ lệ tử vong 88%, cao hơn so với loài Sudan. 

 Virus Ebola di chuyển trong máu, sinh sôi nảy nở tại nhiều cơ quan nội tạng, gây tổn thương nặng ở gan, hệ bạch huyết, thận, buồng trứng và tinh hoàn. Tiểu cầu và lớp lót nội mạc của động mạch cũng bị tổn thương nặng nề, dẫn tới chảy máu ồ ạt. Bề mặt niêm mạc của dạ dày, màng tim và âm đạo cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh thường chết vì chảy máu nội tạng, dẫn tới sốc và suy hô hấp cấp.  

Bệnh lây truyền thế nào?   

                       

  • Ebola không lây lan mạnh hơn các virus thông thường như virus cúm hay sởi. 
  • Virus truyền sang người từ động vật hoang dã (khỉ, đười ươi, dơi ăn quả) qua tiếp xúc gần với máu, dịch tiết, nội tạng hay dịch cơ thể của con vật nhiễm bệnh.
  • Sau đó bệnh truyền từ người sang người trong cộng động, thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh học và mô của người bệnh.
  • Người làm công việc chăm sóc hay chôn cất bệnh nhân Ebola thường dễ nhiễm bệnh. 
  • Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với kim tiêm hay bề mặt nhiễm virus. 
  • Nam giới nhiễm Ebola vẫn có thể truyền virus qua tinh dịch trong vòng 7 tuần sau khi bình phục. 
  • Bệnh không lây lan qua không khí, nước và thực phẩm. 

́u hiệu điển hình

́u hiệu không điển hình

́t

Đau đầu

Đau cơ và khớp

Mệt mỏi

Tiêu chảy

Nôn

Đau dạ dày

Chán ăn

̉i ban

Mắt đỏ

Nấc

Đau họng

Khó thở

Khó nuốt

Chảy máu bên trong và bên ngoài cơ thể

 

Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện trong khoảng thời gian 2-21 ngày sau phơi nhiễm virus Ebola. Bệnh thường khởi phát đột ngột, với sốt, rét run, đau đầu, chán ăn và đau cơ. Khi bệnh tiến triển, thường xuất hiện buồn nôn, nôn, đau họng và tiêu chảy. Đa số bệnh nhân bị xuất huyết nặng, thường là giữa ngày thứ 5 và ngày thứ 7.  Chảy máu xảy ra tại nhiều vị trí, bao gồm hệ tiêu hóa, phổi, mắt, tai và mũi. Một số bệnh nhân ho hoặc nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Tử vong thường xảy ra vào tuần thứ hai và tuần thứ ba sau khi bệnh khởi phát. 

Một số bệnh nhân có thể hồi phục, trong khi số khác thì không. Nguyên nhân còn chưa được làm rõ nhưng người ta nhận thấy bệnh nhân thường không có đáp ứng miễn dịch đáng kể với virus tại thời điểm tử vong.   

        

        

Chẩn đoán 

 

Rất khó chẩn đoán Ebola ở người mới nhiễm virus vài ngày. Các dấu hiệu ban đầu như nổi ban hay mắt đỏ không mang tính đặc hiệu và có thể gặp trong các bệnh thông thường. Tuy nhiên, khi người bệnh có các biểu hiện ban đầu của nhiễm Ebola và có lý do để nghĩ về bệnh này thì bệnh nhân cần được cách ly và thông báo cho nhân viên y tế. Các xét nghiệm thường được thực hiện bao gồm phân lập kháng thể, phân lập kháng nguyên, phân lập virus… 

      

Virus Ebola dưới kính hiển vi (Ảnh: Sưu tầm)

Khác với đa số tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, nguy cơ lây bệnh cho nhân viên y tế và kỹ thuật viên tại các phòng xét nghiệm vô cùng cao. Vì vậy việc thu thập và xử lý các mẫu máu và mô phải được thực hiện trong điều kiện nghiêm ngặt nhất có thể. 

 

Điều trị và vắc xin 

 

Không có bất kỳ phương pháp điều trị đặc hiệu nào cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh, chăm sóc chủ yếu dựa vào điều trị triệu chứng. Người bệnh thường bị mất nước và cần được bù nước- điện giải bằng đường uống hay dịch truyền.   

 

Phòng bệnh 

 

Trong khi chưa có biện pháp điều trị hữu hiệu cũng như vắc xin phòng bệnh, việc tuân thủ các quy tắc bảo vệ an toàn cho từng cá nhân là biện pháp phòng bệnh duy nhất.

 

Tại vùng có virus Ebola lưu hành:

  • Tuân thủ chỉ dẫn của cơ quan chức năng và quy tắc vệ sinh cơ bản (rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hay dung dịch chứa cồn nếu không có nước và xà phòng).
  • Tránh mọi tiếp xúc với động vật hoang dã, dù là sống hay chết.
  • Không chế biến, sử dụng thịt thú rừng.
  • Đồ ăn có nguồn gốc động vật (tiết, thịt, sữa…) phải được nấu chín trước khi sử dụng. 
  • Tránh mọi tiếp xúc gần với người bị sốt cao, người nhiễm Ebola.
  • Nếu phải chăm sóc bệnh nhân thì cần tránh tiếp xúc với máu, tinh dịch, chất tiết âm đạo và nước bọt của người bệnh. 

 

Áp dụng các biện pháp an toàn khi chôn cất xác người bệnh là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Ảnh: BBC

Tại bệnh viện

Nguy cơ nhiễm Ebola trong quá trình chăm sóc bệnh nhân đối với nhân viên y tế là rất cao. Tính đến ngày 2/8, ít nhất đã có 60 nhân viên tử vong tại các quốc gia Tây Phi. Để hạn chế tổn thất, các quy tắc kiểm soát bệnh truyền nhiễm cần được tuyệt đối tuân thủ: 

  • Cách ly bệnh nhân 
  • Mặc áo quần bảo hộ, đeo găng tay, khẩu trang, kính che mắt.
  • Thay găng tay sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân.
  • Loại bỏ kim nhiễm bẩn và khử trùng nghiêm ngặt các dụng cụ y tế.

Bài: BS Trần Thu Thủy

 



Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em