Trang chủ » Y học thường thức » Khám đêm tăng vọt vì nắng nóng

Khám đêm tăng vọt vì nắng nóng

 

(Dân trí) – Những ngày nóng nắng gần đây, số bệnh nhi đến khám bệnh tại các bệnh viện không có sự tăng đột biến. Nhưng xu hướng khám đêm tăng lên để tránh cái nắng oi bức của mùa hè.

60 – 70% là viêm đường hô hấp, tiêu chảy

Ths.BS Trần Văn Học, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, BV Nhi Trung ương cho biết, mấy ngày nắng nóng như đổ lửa, bệnh viện đã trang bị thêm quạt, mái che nơi ngồi đợi khám chữa bệnh cho bệnh nhi.

Số khám hàng tại bệnh viện có xu hướng tăng, nhưng không đột biến, dao động khoảng trên dưới 3.000 trẻ một ngày. Số khám buổi tối cũng dao động khoảng 250 – 300 ca/đêm.
Ngồi la liệt chờ khám bệnh cho con tại BV Nhi T.Ư. Ảnh: Hoàng Ngọc.

Ngồi la liệt chờ khám bệnh cho con tại BV Nhi T.Ư. Ảnh: Hoàng Ngọc.

 

“Tuy nhiên, số bệnh nhân khám vì bệnh lý viêm đường hô hấp, tiêu chảy tăng hơn ngày thường. Nhất là trong bệnh tiêu chảy, nhiều bệnh nhi được cha mẹ đưa đến bệnh viện trong tình trạng nặng, mất nước đến độ 2 – độ 3”, BS Học nói.

Tại Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), lượng trẻ em khám ca chiều – tối tăng gấp đôi so với ngày thường.

“Con bị sốt từ sáng sớm, nhưng mình quyết định nghỉ việc ở nhà “canh” sốt cho con, cứ sốt lại dùng thuốc hạ, đợi đến chiều muộn mới đi. Kinh nghiệm “xương máu” từ chị hàng xóm, con chỉ bị sốt vi rút, nắng nôi vội vàng đưa con tới viện, bác sĩ cũng chỉ kê thuốc hạ sốt và theo dõi. Thế mà phải “hành” con cả buổi ở viện nóng nực, con thì hầm hập sốt làm cả mẹ, cả con đều mệt lử”, chị Hoa (Hào Nam, Đống Đa) cho biết.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng nhưng số bệnh nhi không tăng lên. Tuy nhiên buổi tối, lượng bệnh nhi đến khám tăng gấp đôi so với ngày thường. Các ca bệnh chủ yếu là viêm đường hô hấp.

Vạ vật trong cái nóng hầm hập. Ảnh: Hoàng Ngọc.
Vạ vật trong cái nóng hầm hập. Ảnh: Hoàng Ngọc.

 

“Bình thường đến nhận ca trực (4h30) hàng ngày lượng bệnh nhi bình thường, nhưng 4 ngày trở lại đây, do ban ngày quá nắng nóng, lượng đi khám chiều muộn, tối đông, bác sĩ vừa đến trực cũng “chóng mặt, ù tai” vì khám bệnh”, một bác sĩ trực cho biết.

Bệnh nhân nhập viện tăng

BS Học cho biết, dù bệnh nhi đến khám không tăng đột biến, nhưng bệnh nhân đến khám thường nặng hơn. Nguyên nhân do thời tiết quá nắng nói, oi bức nên con ốm, các gia đình cũng ngại đưa đi khám luôn. Đáng nói, nhiều người tự mua thuốc điều trị cho con, đến khi không đỡ, bệnh trở nặng lên mới đưa con tới viện.
Bệnh nhi nặng phải nhập viện tăng, do nhiều cha mẹ ngại nắng nóng trì hoãn
Bệnh nhi nặng phải nhập viện tăng, do nhiều cha mẹ ngại nắng nóng trì hoãn
cho con đi khám. Ảnh: H.Hải
“Bệnh nhi mắc các bệnh hô hấp phổ biến thì số ca nặng đến viện với biểu hiện ho, khó thở, sốt cao, khán tiếng cũng tăng lên. Còn với bệnh gặp phổ biến thứ 2 là tiêu chảy thì bệnh nhi cũng mất nước nhiều, mặt hốc hác”, BS Học cho biết.

“Trời nắng nóng, khi con bị bệnh, nhiều người trì hoãn việc đưa con tới viện. Nhưng với những bệnh lý diễn biến nặng lên gây khó thở, rồi sốt cao, tiêu chảy nhiều lần trong ngày thì không nên trì hoãn mà cần đưa trẻ đến viện sớm. Tuy nhiên, nếu đi khám ban ngày, cha mẹ nên cho con di chuyển bằng taxi để tránh cái nắng hầm hập càng làm trẻ sốt cao, mệt mỏi hơn”, TS Dũng nói.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo thời tiết nóng bức, kèm theo nhiều yếu tố mầm bệnh phát triển, môi trường ô nhiễm nên trẻ rất dễ đổ bệnh. Để phòng bệnh cho trẻ trong những ngày này, cần ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh sạch sẽ. Cho trẻ ở nơi thoáng mát, hạn chế tối đa việc đi ra ngoài đường thời điểm nắng nóng. Ngay cả buổi tối, 6 – 7 giờ ra đường khí nóng từ mặt đường nhựa vẫn như táp vào mặt, nên không có việc thực sự cần thiết, không nên cho con ra ngoài.

Nếu có điều kiện, trong những ngày nắng nóng cao điểm như thế này, tốt nhất là cho trẻ ở trong phòng điều hòa. Tuy nhiên, cần để nhiệt độ hợp lý, trẻ càng nhỏ, nhiệt độ phòng điều hòa càng phải để cao. Trung bình từ 26 – 28 độ C. Không nên để quá thấp trẻ sẽ bị hạ thân nhiệt, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Khi bật điều hòa, hạn chế tối đa việc trẻ chạy ra ngoài phòng nóng, bởi sự chênh lệch nhiệt độ giữa là nguyên nhân khiến trẻ đổ bệnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp.

Hàng ngày cho trẻ uống nhiều nước, uống nước trái cây, ăn đồ loãng, dễ tiêu. Cần chú ý tắm rửa sạch sẽ, giữ vệ sinh tốt cho trẻ để phòng viêm da do mồ hôi tiết ra quá nhiều.

Còn khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho uống oresol đúng cách để phòng mất nước. Bị sốt cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không ủ kỹ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.



Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em