Trang chủ » Chuyên khoa » KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

I. GIỚI THIỆU

1. Tổng quan

Theo báo cáo kết quả điều tra Quốc gia quy mô lớn lần đầu tiên về người khuyết tật (2016 – 2017), cả nước có 663.964 trẻ khuyết tật, riêng trẻ khuyết tật từ 2 – 17 tuổi là 671.659 trẻ. Trong đó, khuyết tật về nhận thức chiếm 0,74%, giao tiếp 0,62%, khuyết tật đa chức năng 0,78%, khuyết tật thần kinh là loại phổ biến nhất 2,21%.

Hàng năm, Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Nhi Trung ương khám và điều trị cho hơn 1500 trẻ khuyết tật. Có nhiều dạng khuyết tật như: Khuyết tật vận động, khuyết tật trí tuệ, tự kỷ, các dị tật bẩm sinh… với các lĩnh vực phục hồi chức năng khác nhau (vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ chỉnh hình…).

Với hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sỹ, kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tình, chu đáo, trẻ khuyết tật sẽ nhận được được các dịch vụ điều trị toàn diện nhất tại Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Nhi Trung ương.

– Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà A, 18/879 đường La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

– Hotline: 0822.991.688

– Email: phcn@nch.org.vn

2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Khoa Phục hồi chức năng đặt tại Tầng 11 Toà nhà 15 tầng với 01 phòng tập vận động, 01 phòng ngôn ngữ trị liệu, 01 phòng hoạt động trị liệu, 01 phòng điện trị liệu, 01 phòng chơi trị liệu, 01 phòng phục hồi chức năng hô hấp, 01 phòng can thiệp rối loạn đại tiện, 03 phòng đánh giá các lĩnh vực phát triển, 01 xưởng chỉnh hình…với trang thiết bị hiện đại và 03 phòng khám chuyên khoa có nhiệm vụ tiếp nhận khám, chẩn đoán, can thiệp phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật và trẻ điều trị tại các khoa lâm sàng.

3. Đội ngũ chuyên gia

Khoa Phục hồi chức năng quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành về Phục hồi chức năng Nhi khoa, được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm (02 Tiến sĩ – Bác sĩ Cao cấp, 01 Thạc sĩ – Bác sĩ, 01 Bác sĩ Chuyên khoa I…). Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ cao, dày dặn kinh nghiệm với phong cách phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp (01 Tiến sĩ, 01 Thạc sĩ và các Cử nhân).

II. CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP 

1. Bại não (Ảnh 1) – 2. Bàn chân khèo bẩm sinh (Ảnh 2)

3. Trật khớp háng bẩm sinh (Ảnh 3) – 4. Liệt đám rối thần kinh cánh (Ảnh 4)

5. Biến dạng chân chữ O, chữ X (Ảnh 5) – 6. Biến dạng chân chữ O, chữ X (Ảnh 6)

7. Cứng đa khớp bẩm sinh (Ảnh 7) – 8. Vẹo cổ do cơ hóa cơ ức đòn chũm (Ảnh 8)

9. Biến dạng ngực lồi (Ảnh 9) – 10. Trẻ cong vẹo cột sống (Ảnh 10)

11. Di chứng viêm não, viêm màng não, sau chấn thương sọ não (Ảnh 11) – 12. Sau phẫu thuật não úng thủy (Ảnh 12)

13. Trẻ khó khăn về nhai nuốt (Ảnh 13) – 14. Trẻ tự kỷ (Ảnh 14)

15. Chậm phát triển tâm thần (Hay chậm phát triển trí tuệ)

16. Chậm nói

17. Nói ngọng, nói khó, nói lắp

18. Bàn chân xoay trong hoặc xoay ngoài, chân đi lết

19. Bệnh cơ (Teo cơ, yếu cơ, loạn dưỡng cơ Duchene, thoái hóa cơ tủy…)

20. Co cứng khớp sau bó bột, sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật.

21. Rối loạn đại tiện

22. Bệnh đường hô hấp: Viêm tiểu phế quản, viêm mũi họng, viêm phổi kéo dài, xẹp phổi (Phối hợp điều trị Phục hồi chức năng và nội khoa)

III. CÁC DỊCH VỤ ĐANG THỰC HIỆN

1. Khám bệnh

Trẻ khuyết tật được bác sĩ chuyên khoa khám, lượng giá chức năng, xác định mục tiêu điều trị, phân loại bệnh nhân vào điều trị, làm dụng cụ chỉnh hình, bó bột và chỉ định bệnh nhân cần hướng dẫn tập luyện tại nhà.

2. Đánh giá – tư vấn – hướng dẫn tập luyện tại nhà

Trẻ được đánh giá phát triển bằng các test đánh giá tin cậy được sử dụng phổ biến trên thế giới (GMFM, GMFCS, ASHWORTH, ASQ, thang đánh giá trẻ ngọng, đo áp lực hậu môn trực tràng…). Trên cơ sở kết quả đánh giá, bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ giải thích, tư vấn cho gia đình trẻ về tình trạng bệnh, khả năng tiến triển. Cán bộ Khoa sẽ đồng hành cùng gia đình trong quá trình Phục hồi chức năng và chăm sóc trẻ khuyết tật thông qua chương trình tư vấn, giáo dục sức khỏe thường kỳ với các nội dung thiết thực như: Hướng dẫn các bài tập Phục hồi chức năng, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đặc thù cho trẻ khuyết tật, theo dõi diễn biến và cách xử lý kịp thời.

Hướng dẫn cha/mẹ tập luyện tại nhà

3. Điện trị liệu

Thực hiện nhiều kỹ thuật vật lý trị liệu cho người bệnh như máy sóng ngắn, siêu âm trị liệu, điện phân điện phân dẫn thuốc, điện kích thích phát âm, điện xung kích thích thần kinh cơ, máy kéo giãn cột sống…

Điện kích thích phát âm

4. Vận động trị liệu

Thực hiện các kỹ thuật vận động trị liệu cho trẻ bại não, trẻ xơ hóa cơ ức đòn chũm, trẻ vẹo cổ, trẻ liệt đám rối thần kinh cánh tay, bàn chân khoèo, trật khớp háng bẩm sinh, trẻ bị cong vẹo cột sống, biến dạng ngực lồi, trẻ mắc các bệnh về cơ, bàn chân bẹt, chân chữ O, chân chữ X…

Tập thăng bằng đứng

5. Phục hồi chức năng hô hấp

Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp cho trẻ viêm đường hô hấp như: Thông rửa mũi họng ngược dòng, kỹ thuật thở ra chậm kéo dài, kỹ thuật tăng tốc thì thở ra chậm, tăng tốc thì thở ra nhanh, kích thích ho….

Tăng tốc thì thở ra (ảnh 1) – Thông rửa mũi họng (ảnh 2) – Kích thích ho (ảnh 3)                 

6. Ngôn ngữ trị liệu

Huấn luyện cho trẻ các kỹ năng giao tiếp sớm, kỹ năng hiểu ngôn ngữ và diễn đạt bằng ngôn ngữ, sửa ngọng và các kỹ thuật can thiệp hành vi, sửa lỗi phát âm …Áp dụng các phương pháp kích thích giao tiếp, giao tiếp thay thế và hỗ trợ (AAC). Thực hiện các bài tập vận động môi miệng chuẩn bị cho nói và điều trị các trường hợp khó khăn về nhai nuốt.

Tập giao tiếp bằng tranh ảnh

7. Hoạt động trị liệu

Phục hồi chức năng vận động tinh bàn tay nhằm tập cho trẻ kĩ năng với cầm, thả vật ra khỏi lòng bàn tay, phối hợp hai tay, phối hợp tay mắt. Các bài tập điều hợp, tập cưỡng bức chi liệt….. Tập cho trẻ thực hiện các chức năng sinh hoạt tiến tới mục tiêu tăng tính tự lập tối đa cho trẻ. Điều chỉnh các rối loạn về điều hòa cảm giác. Kết hợp chơi trị liệu trong các hoạt động huấn luyện.

Tập kỹ năng vận động tinh

8. Dụng cụ chỉnh hình

Khám, đánh giá, tư vấn và sản xuất các dụng cụ chỉnh hình có chất lượng tốt như các loại nẹp dưới gối, nẹp trên gối có khớp hoặc không khớp, áo chỉnh hình cột sống, nẹp tay cho trẻ khuyết tật…Đồng thời hướng dẫn các bài tập kết hợp với dụng cụ chỉnh hình

Nẹp dưới gối & Nẹp mắt cá

Nẹp cột sống & Nẹp tay

Bó bột nắn chỉnh chân chữ O

Bó bột nắn chỉnh bàn chân khoèo bẩm sinh

9. Can thiệp rối loạn đại tiện bằng phương pháp phản hồi sinh học

Trẻ rối loạn đại tiện (táo bón mãn tính, đại tiện không tự chủ…) sẽ được đo áp lực hậu môn bằng thiết bị MALT của Cộng Hòa Pháp với Catheter (8 kênh) trước khi can thiệp, căn cứ kết quả đo, bác sĩ sẽ lựa chọn chương trình điều trị phù hợp trên thiết bị YSY MEDICAL. YSY MEDICAL là thiết bị có 2 kênh Biofeedback (tập phản hồi sinh học) được thể hiện trên đồ họa tạo thuận lợi cho quá trình tập luyện và kiểm soát được tính chính xác của kỹ thuật đồng thời tạo sự hứng thú, khuyến khích sự hợp tác của trẻ.

Hình ảnh các thì khi đo áp lực hậu môn trực tràng

Ho & Nghỉ

Nhíu & Rặn

Tập phản hồi sinh học bằng thiết bị YSY MEDICAL

V.  CÁC THÀNH TỰU NỔI BẬT

– Khoa đã có 03 Đề tài cấp Bộ, cấp Thành phố và nhiều đề tài cấp Cơ sở

– Xuất bản 10 đầu sách về phục hồi chức năng Nhi và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

– Đã có hơn 50 bài báo được xuất bản trong nước và quốc tế

– Tham gia viết hơn 200 quy trình kỹ thuật chuyên ngành phục hồi chức năng

– Giải nhì Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành y tế khu vực Hà Nội lần thứ XXIII, XXIV, XXIV, XXVII

– Tập thể Lao động suất sắc năm 2009, 2010, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017,2018, 2019, 2020

– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế: 2006, 2009, 2010, 2014, 2016, 2018, 2020

– Bằng khen Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 1996 – 1998

 

Chuyên mục: Chuyên khoa

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em