Trang chủ » Y học thường thức » Lịch tiêm chủng và một số vấn đề cần lưu ý

Lịch tiêm chủng và một số vấn đề cần lưu ý

Trẻ em là lứa tuổi rất dễ mắc bệnh và một số bệnh khi mắc trẻ sẽ bị bệnh nặng. Tiêm chủng có thể phòng ngừa được 1 số bệnh thường gặp hoặc 1 số bệnh ít gặp nhưng nặng ở trẻ em.

  1. Đặt vấn đề
    • Trẻ em là lứa tuổi rất dễ mắc bệnh và một số bệnh khi mắc trẻ sẽ bị bệnh nặng. Tiêm chủng có thể phòng ngừa được 1 số bệnh thường gặp hoặc 1 số bệnh ít gặp nhưng nặng ở trẻ em.
    • Ý nghĩa của tiêm chủng:
  • Tiêm chủng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong bảo vệ sức khoẻ, dự phòng bệnh tật cho con người.
  • Nhờ có tiêm chủng mà nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được khống chế, thậm chí được thanh toán hoàn toàn.
  • Tiêm chủng giúp phòng bệnh cho bản thân người tiêm, cho người thân và cho cộng đồng xung quanh.
  • Chương trình tiêm chủng quốc gia Việt Nam đã giúp giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em. Một số bệnh đã được thanh toán trên toàn quốc (bại liệt, uốn ván sơ sinh).
  1. Định nghĩa
    • Tiêm chủng là đưa một lượng vaccin vào cơ thể nhằm kích thích sự đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể đối với từng loại vi sinh vật hay kháng nguyên. Vaccin kích thích một chuỗi các phản ứng phức tạp của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Kết quả là cơ thể “nhớ” được loại kháng nguyên đó và sẵn sàng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể.
    • Vaccin là những sản phẩm được sản xuất từ những vi khuẩn đã chết (ho gà,..) hoặc từ vi khuẩn, virus sống nhưng đã giảm độc lực (bại liệt, sởi, lao,..) cũng có thể được sản xuất từ độc tố (bạch hầu, uốn ván) đã được giảm độc qua một số quy trình.
  1. Chỉ định
  • Để phòng ngừa các bệnh theo từng đối tượng và từng lứa tuổi.

 

  1. Chống chỉ định

Chống chỉ định tiêm vaccin cho một số ít trường hợp:

  • Những trường hợp có phản ứng quá mẫn với liều tiêm trước hoặc những người có tiền sử dị ứng với các thành phần của vaccin.
  • Không tiêm vaccin BCG cho trẻ bị bệnh AIDS.
  • Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như: suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan…
  • Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccin.
  • Các trường hợp phải được hoãn tiêm chủng, lui lại thời gian tiêm gồm:
  • Trẻ sốt trên 37,5° C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5° C (đo nhiệt độ tại nách).
  • Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2000g
  • Trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp, đợt cấp của các bệnh mãn tính.
  • Trẻ đang trong cơn co giật.
  • Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid trong vòng 14 ngày.
  • Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccin.

 

  1. Lịch tiêm chủng:
  • Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, các loại bệnh tiêm chủng phổ biến hiện nay:
Loại vaccine Đường dùng Số liều Lịch tiêm Phản ứng sau tiêm
Viêm gan B Tiêm bắp 1 liều duy nhất Sau sinh Ít gặp, có thể có phản ứng tại chỗ
Lao – BCG Tiêm trong da Một liều duy nhất (0,1ml) 0 – 30 ngày tuổi Sưng nơi tiêm, nổi hạch nách
Bại liệt – OPV Uống 3 liều 2,3,4 tháng tuổi Đau đầu, tiêu chảy

 

Bạch hầu, ho gà, uốn ván – DPT Tiêm bắp Tối thiểu 3 liều

0,5ml

2,3,4 tháng tuổi nhắc lại 18 tháng, 6 tuổi Đau tại chỗ, nổi ban, sốt trong một ngày và quấy khóc do đau
Viêm gan B Tiêm bắp 3 liều0,5ml 0,2,4,tháng tuổi Ít gặp, có thể có phản ứng tại chỗ
Rotavirus Uống 2 liều (1ml) 2-4tháng Quấy khóc, rối loạn tiêu hoá
Sởi đơn Tiêm dưới da 1 liều

 

9-11 tháng tuổi Đau nơi tiêm, sốt 1 đến 2 ngày, có ban nhẹ
Sởi, quai bị, rubella Tiêm dưới da 1 liều

0,5ml

12-15tháng tuổi Sốt phát ban nhẹ
Tả Uống 2 liều cách nhau 2 tuần (1,5ml) Theo mùa hoặc chiến dịch hàng năm Cảm giác buồn nôn
Viêm não Nhật Bản Tiêm dưới da 3 liều, 2 liều đầu cách nhau 1 tuần, 1 năm sau nhắc lại liều 3 12-15 tháng Đau, sưng, đỏ, sốt nhẹ, quấy khóc
Thuỷ đậu Tiêm dưới da 1 liều 12 tháng Sưng đỏ vị trí tiêm, sốt, phát ban nhẹ (5-6 ngày sau tiêm)
Thương hàn Tiêm bắp 1 liều, 3 năm nhắc lại 1 lần Trẻ trên 5 tuổi và người lớn Khó chịu, đau toàn thân, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, sốt

 

6 . Theo dõi sau khi tiêm chủng:

  • Sau tiêm chủng trẻ có thể có phản ứng của trẻ thường nhẹ: trẻ có thể sốt nhẹ, bó bú, quấy khóc…
  • Trường hợp nặng sau tiêm thường hiếm gặp, nhưng cần theo dõi sát. Biểu hiện nặng sau tiêm chủng:
  • Sốt cao ≥ 39°C.
  • Co giật.
  • Chân tay lạnh, tím tái.
  • Khó thở, rút lõm lồng ngực.
  • Bứt rứt, quấy khóc nhiều, không đáp ứng thuốc giảm đau hạ sốt thông thường.
  • Lừ đừ, bỏ bú.
  • Sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm.
  • Khi có một trong số những biểu hiện trên cha mẹ cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện.

Khoa Sơ sinh – BV Nhi TW

 

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em