Trang chủ » Báo chí viết về chúng tôi » “Mẹ xin con, con hãy tỉnh lại”

“Mẹ xin con, con hãy tỉnh lại”

 

Giữa căn phòng bệnh yên tĩnh với tiếng tít tít của máy thờ, tiếng chị Hiên gào khóc tên con khiến ai ai cũng phải ái ngại.

Trong phòng cấp cứu khoa Thần Kinh tại bệnh viện Nhi Trung ương, cặp vợ chồng với gương mặt hốc hác cứ khóc nấc lên gọi tên con trai là Thiếu tá Phạm Văn Hướng (sinh năm 1969), y sĩ của Nhà giàn DK1-20, anh công tác tại đây gần 21 năm, và chị Ngô Thị Hiên (sinh năm 1974) là giáo viên công tác tại Trường tiểu học Hiệp Hòa (huyện Kinh Môn, Hải Dương).


Dường như chị Hiên đã cạn nước mắt trong suốt hai tháng trời nhìn con nằm lặng yên trên giường bệnh
Với gương mặt thất thần, tinh thần suy sụp, cả ngày anh chị chỉ biết nhìn mà kêu khóc “Con hãy tỉnh lại đi con”. Hiện hai anh chị đang bỏ công bỏ việc để khăn gói lên Hà Nội chăm con trai thứ 2 là bé Phạm Quang Tùng (sinh năm 2005) đang trong tình trạng nguy kịch vì viêm não.
Khác với những ngày quen thuộc tại nhà giàn đầy gió, những ngày nghỉ phép này của thiếu tá Phạm Văn Hướng là những ngày đầy mệt mỏi hết ở Bệnh viện Bạch Mai lại đến Bệnh viện Nhi trung ương. Anh chia sẻ: “Tôi xót xa khi nhìn con nằm im, không cử động, trong khi tôi chỉ còn 10 ngày nữa là hết phép trở về giàn”…

Chị Hiên bảo, từ ngày con bị bệnh, anh Hướng sụt hơn 10 cân
Anh chị cưới nhau được 18 năm trời, nhưng thật sự chỉ ở bên nhau có vỏn vẹn hơn 2 năm, thời gian còn lại anh Hướng lênh đênh trên biển. Anh Hướng đã đi qua hầu hết các điểm mốc nhà giàn DK1 ở biển Đông: DK1, DK1/11, DK1/10, DK1/8. Hai lần chị Hiên mang bầu và sinh con, anh Hướng đều không có mặt ở cạnh, anh chị chỉ biết chia sẻ niềm vui nỗi nhớ qua những cánh thư tay và những cuộc gọi chớp nhoáng. Cuối tháng 3 vừa rồi anh được nghỉ phép về với gia đình, nhưng ngày vui của anh chị chỉ kéo dài được hơn 3 tuần thì bé Quang Tùng bỗng sốt cao, co giật dữ dội.
Lấy tay quệt ngang dòng nước mắt, giọng chị Hiên nghẹn lại nên phải mất một lúc thật lâu mới tiếp chuyện được. “Cách đây đúng 7 tuần – đúng vào những tuần phép của bố cháu, cháu bị sốt, gia đình tôi cứ nghĩ cháu chỉ bị cảm cúm thông thường. Ai ngờ chỉ ít ngày sau cháu lên cơn sốt dữ dội rồi co giật”.

Chị Dương – đồng nghiệp của chị Hiên (áo đỏ) vào thăm cháu Quang Tùng
Anh chị quyết định đưa bé lên Hà Nội nhập viện. Chị Hiên nhớ như in, ngày đầu vào bệnh viện Bạch Mai, dù con vẫn tinh nghịch chạy nhảy nhưng linh cảm của người mẹ cho biết, đúng là bé có những triệu chứng bất thường. Bé Quang Tùng không phải là một bé chịu ăn, ấy vậy mà hôm đó, bé ăn rất nhiều, ăn nhiều bữa, không biết no, dường như bé không nhớ là mình đã ăn, chị hốt hoảng khi thấy con hay quên, nói nhiều hơn bình thường. Sau một loạt các xét nghiệm: chọc tủy, cộng hưởng từ,… anh chị như quỵ ngã khi được bác sĩ thông báo, bé bị tổn thương tiểu não trái.
Sau 3 tuần chữa chạy ở viện Bạch Mai, anh chị chuyển con sang bệnh viện Nhi Trung ương chạy chữa. “Tuần đầu đưa con vào bệnh viện, cháu còn chạy nhảy, ca hát líu lo, thế mà giờ bé nằm yên một chỗ”… vừa nói chị vừa quay sang nhìn con, bầu nước mắt cứ ầng ậng chỉ trực vỡ òa nhưng vẫn cố nén lại vì sợ ảnh hưởng tới các bệnh nhi cùng phòng khác.
Bên cạnh những tiếng tích tích của chiếc máy truyền thuốc là sự yên lặng đến đáng sợ của con trai khiến anh chị càng hoảng sợ hơn bao giờ hết. Giờ đây, thay vì một cậu bé thông minh, lanh lợi, nhanh nhẹn, hoạt bát là một cậu bé gày gò với đôi mắt nhắm hờ, không thể giao tiếp, không biết cảm nhận sự đớn đau, không thể tự ăn…
Là người có chuyên ngành y, anh  Hướng có cảm giác bất lực khi nhìn bệnh của con mỗi ngày một nặng.
Nắm chặt tay con, một tay cầm chiếc khăn lau mặt cho con, chị cứ liên tục gọi tên và lẩm nhẩm cầu xin “Con hãy tỉnh lại” khiến ai cũng xót xa. Trên giường bệnh bé Quang Tùng vẫn thiêm thiếp như đang ngủ không biết bao giờ sẽ tỉnh dậy.

Là một y sĩ, anh Hướng thấy bất lực khi nhìn con ngày càng yếu
Ngày cũng như đêm, hai vợ chồng anh chị cứ thay phiên nhau trông con. Nếu chị ở trong phòng bệnh thì anh lại đứng ngoài hành lang dõi mắt nhìn vào và ngược lại. Bình thường, chỉ 1 người được ở lại viện chăm sóc bệnh nhi nhưng gia đình anh đặc biệt nên được đặc cách: “Bởi cháu co giật dữ dội quá nên các bác sĩ tạo điều kiện cho phép cả bố và mẹ ở viện chăm cháu”.
Nói về bệnh tình của bé Quang Tùng, bác sĩ Cao Vũ Hùng – Bác sĩ Nhi bệnh viện Nhi Trung ương cho hay: “Bệnh nhân Quang Tùng được chẩn đoán bị viêm não. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên có thể là do virus viêm não Nhật Bản cũng có thể do loại virus khác. Hiện bé đang phải truyền kháng sinh, đặt ống nội khí quản, truyền sữa. Hiện tại các y bác sĩ sẽ cố gắng tích cực giúp bé phục hồi chức năng”.
Đứng trước một khoản tiền cần chi lớn, trước mắt bé cần truyền 22 lọ kháng sinh, với giá 5.500.000/lọ, anh bảo: “Dù phải vay nợ, hai vợ chồng phải chịu khổ như thế nào chúng tôi đều cố được, chỉ mong sao con sớm khỏi bệnh”.

Bạn Lan Anh (học cùng lớp với bé Quang Tùng) và mẹ vào thăm bé
Chị Nguyễn Thùy Dương – đồng nghiệp của chị Hiên chia sẻ: “Các anh chị em đồng nghiệp trong trường ai ai nghe tin này cũng đều thương cảm cho gia đình chị Hiên. Vợ chồng anh chị rất hạnh phúc. Chị Hiên là một người phụ nữ tần tảo vì chồng vì con. 18 năm lập gia đình, anh Hướng đi công tác triền miên nhưng chị Hiên luôn làm tròn nghĩa vụ của một người vợ, người con, người mẹ tốt”.

Ai cũng thương cảm và mong bé Quang Tùng nhanh khỏi bệnh

Bác sĩ Cao Vũ Hùng cho biết, sẽ cố gắng hết mình để bé sớm hồi phục chức năng

Đứa trẻ 9 tuổi này giờ không thể tự ăn mà chỉ có thể ăn sữa qua ống truyền

Anh chị mong con sớm qua khỏi bệnh hiểm nghèo để trở lại là một chú bé nhanh nhẹn, đáng yêu như trước

Để gia đình chiến sĩ  hải quân vượt qua các khó khăn về vật chất và tinh thần, chúng tôi rất mong sự giúp đỡ của các độc giả xa gần, các nhà hảo tâm. Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
 
Điện thoại của anh Phạm Văn Hướng là 01699119978
 
Điện thoại của chị Ngô Thị Hiên, giáo viên tiểu học Hiệp Hòa, Kinh Môn, Hải Dương: 0976654158
 

Tài khoản ngân hàng Ngô Thị Hiên: Ngân hàng Agribank: 2307215017808

Nguồn: afamily.vn



Chuyên mục: Báo chí viết về chúng tôi, Công tác xã hội

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em