Trang chủ » Y học thường thức » Mùa hè – Đau đáu nỗi lo đuối nước

Mùa hè – Đau đáu nỗi lo đuối nước

Mùa hè, thời tiết nắng nóng và cũng là dịp các em học sinh đang được nghỉ hè nên nguy cơ bị đuối nước do tắm biển, sông hồ, ao đầm ở trẻ em là rất cao, lại càng lo ngại hơn nữa khi mùa mưa lũ đang tới gần. Đây là nỗi đau và mối lo không chỉ của riêng gia đình mà còn là vấn đề nhức nhối đối với cả cộng đồng.

 

Gia đình lơ là, hiểm họa rình rập

Dù mới chớm vào hè, nhưng từ trung tuần tháng 6 đến nay, bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 3 ca đuối nước. Thương tâm nhất phải kể đến trường hợp cháu Đào C.T (bé trai, 6 tuổi, ở Hà Nội), vào khoa Điều trị tích cực, bệnh viện Nhi Trung ương ngày 29/6 trong tình trạng hôn mê sâu do đuối nước, tiên lượng bệnh nhân rất xấu.

Ths.Bs Đào Hữu Nam, khoa Điều trị tích cực cho biết, tại đây, trẻ được điều trị hỗ trợ hô hấp, chống phù não, điều trị tăng áp lực nội sọ, dùng kháng sinh chống bội nhiễm… Dù đã được các bác sĩ điều trị rất tích cực, huy động mọi nhân lực, nguồn lực, tìm mọi cách chữa trị nhưng trẻ không đáp ứng, hôn mê sâu, mất não. Ngày 9/6, bệnh nhân tử vong.

Theo người nhà kể lại, cháu Q bị đuối nước do ngã xuống bể bơi khi đi bơi với anh trai. Sau ngã khoảng 10 phút trẻ mới được phát hiện và đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Trường hợp thứ 2 là cháu Vũ M.T, ở Nam Định. Hơn 1 tuần nay, anh Vũ V.B. và chị Hoàng T.B. đau như cắt từng khúc ruột khi đứa con gái bé bỏng mới 21 tháng tuổi của anh chị đang phải điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng hết sức nguy kịch. Nguyên nhân là do anh chị mải làm, để trẻ tha thẩn đi chơi một mình thì bị ngã xuống con kênh cạnh nhà mà không ai biết. Phải đến gần 20 phút sau, gia đình mới phát hiện ra và đưa cháu vào bệnh viện địa phương cấp cứu.

Trước đó không lâu lại là trường hợp cháu Đào H.A, 10 tuổi, ở Hà Nội, đuối nước do ngã xuống hố công trình đang xây dựng. Tuy nhiên, rất may mắn là trẻ được phát hiện  kịp thời và đưa đến bệnh viện Nhi Trung ương. Sau nhiều ngày điều trị, cháu A. hiện đã được ra viện trong tình trạng tỉnh táo, sức khỏe ổn định.

                                      

              Trẻ em đi bơi, tắm sông mà không có sự giám sát của người lớn là rất nguy hiểm (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

 

Đặc biệt, cha mẹ phải là những người đi đầu trong việc giám sát, khuyên răn con cái mình không được tự ý ra sông, suối, ao, hồ, các công trường đang thi công tắm, bơi lội nhất là trong mùa hè để tránh những mất mát đau lòng. Trẻ em tắm ở sông, ao hồ phải mặc áo phao và có người giám sát. Những nơi thường xảy ra tai nạn đuối nước cần phải thành lập đội cứu hộ và các phương tiện cần thiết như ghe thuyền, thuốc, dụng cụ y tế để cấp cứu.   

Bên cạnh đó, cần dựng các biển báo, biển cấm tại những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước, hạn chế tối đa nhất những cái chết thương tâm, đau lòng đến với con trẻ/.

Khánh Chi – phòng KHTH (Tổng hợp)

 

 

 

 



Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em