Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố nguy cơ, phương pháp chẩn đoán, điều trị và đề xuất biện pháp dự phòng xơ hóa cơ Delta ở Việt Nam

Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố nguy cơ, phương pháp chẩn đoán, điều trị và đề xuất biện pháp dự phòng xơ hóa cơ Delta ở Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Nguyễn Thanh Liêm

Cơ quan chủ trì đề tài: Bệnh viện Nhi Trung ương

1. Mục đích
– Nghiên cứu tỉ lệ mắc các yếu tố nguy cơ và sự phân bố xơ hóa cơ Delta trong cộng đồng theo từng khu vực địa dư
– Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng để đề xuất phương pháp chẩn đoán xơ hóa cơ Delta.
– Xây dựng quy trình và đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật và tập phục hồi chức năng.
– Đề xuất giải pháp dự phòng.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả, nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu thuần tập, nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.
Đối tượng:
– Nghiên cứu tìm hiểu tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng dân cư <=60 tuổi trên tổng số 28696 đối tượng từ 1 đến 60 tuổi
– Tìm hiểu yếu tố nguy cơ trên 2170 trẻ.
+ 879 trẻ trong nghiên cứu bệnh chứng tại cộng đồng
+ 504 trẻ trong nghiên cứu bệnh chứng tại bệnh viện
+ 787 trẻ trong nghiên cứu thuần tập
– Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 162 vai có cơ Delta bị xơ hóa
– Áp dụng PHCN cho 72 bệnh nhân mắc xơ hóa cơ Delta không phẫu thuật tại cộng đồng
3. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ mắc xơ hóa cơ Delta là 0.65%, phân bố của xơ hóa cơ Delta không đồng đều chủ yếu tập trung ở nhóm trẻ <=20 tuổi, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh phía Bắc. Tiêm bắp cơ Delta cho trẻ < 6 tuổi có nguy cơ mắc xơ hóa cơ cao gấp 2 lần, nguy cơ tăng lên 4 lần nếu tiêm cho trẻ trong thời kỳ sơ sinh. Tất cả các thuốc tiêm bắp đều có nguy cơ gây xơ hóa đặc biệt là kháng sinh cơ nguy cơ gây xơ hóa cơ Delta cao gấp 27 lần. Tiêm kết hợp >4 loại thuốc tiêm, >= 8 lần tiêm trong một ngày làm tăng nguy cơ xơ hóa cao gấp 2 lần. Xơ hóa cơ Delta gây co rút cơ làm cánh tay không khép sát thân mình, góc cánh tay thân >15 độ, góc khép ngang thân giảm 110 độ, làm giảm vận động xoay ngoài. Siêu âm là phương tiện chẩn đoán nhanh có độ nhậy cao. Cộng hưởng từ là phương tiện chẩn đoán chính xác có độ đặc hiệu cao. Phẫu thuật là biện pháp điều trị tốt cho các trường hợp xơ hóa giai đoạn nặng, cho kết quả phục hồi tốt chức năng vận động. Kết hợp phẫu thuật và PHCN ngay sau phẫu thuật cho kết quả tốt hơn điều trị phẫu thuật đơn thuần. Phục hồi chức năng cho những trường hợp xơ hóa mức độ nhẹ cho kết quả phục hồi tốt. Có thể điều trị PHCN cho trẻ tại bệnh viện hoặc tại cộng đồng.
4. Kết luận: Tỷ lệ mắc xơ hóa cơ Delta là 0.65% phân bố không đều, tiêm bắp cơ Delta làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tiêm kháng sinh vào cơ Delta là nguy cơ chủ yếu gây xơ hóa cơ Delta. Siêu âm là phương pháp chẩn đoán sàng lọc xơ hóa cơ Delta có độ nhậy cao. Cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán chính xác. Phẫu thuật là phương pháp điều trị có kết quả tốt xơ hóa cơ Delta ở mức độ nặng. PHCN là phương pháp điều trị cần thiết sau phẫu thuật, là phương pháp điều trị tốt xơ hóa giai đoạn nhẹ và có thể thực hiện tại cộng cồng
Hà Nội:2-2009

Chuyên mục: Nghiên cứu khoa học

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em