Trang chủ » Y học thường thức » Nguyên nhân, cơ chế, cách nhận biết và phòng tránh bệnh sán lợn

Nguyên nhân, cơ chế, cách nhận biết và phòng tránh bệnh sán lợn

Bệnh ấu trùng sán lợn hay bệnh lợn gạo là bệnh truyền nhiễm  ở mô gây ra bởi ấu trùng  (cysticercus) sán dây  lợn (Taeniasolium). Người nhiễm bệnh có thể có rất ít hoặc không có triệu chứng trong nhiều năm.

1. Bệnh sán lợn là gì?

Bệnh ấu trùng sán lợn thường bị nhiễm do cách ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm bởi trứng sán dây từ phân người. Trong số các loại thực phẩm, rau chưa nấu chín là nguồn lây nhiễm chính. Trứng sán dây có trong phân của một người bị nhiễm giun trưởng thành, một tình trạng được gọi là bệnh sán dây.

Nhiễm trùng có thể được ngăn ngừa hiệu quả bằng vệ sinh và sát trùng cá nhân.  điều này bao gồm nấu chín thịt lợn, vệ sinh và thực hành vệ sinh đúng cách, và cải thiện khả năng tiếp cận với nước sạch. Điều trị những người bị bệnh sán dây rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan. Điều trị bệnh khi không liên quan đến hệ thần kinh có thể không cần thiết.

Sán dây lợn đặc biệt phổ biến ở châu Á, châu Phi cận Sahara và châu Mỹ Latinh. Ở một số khu vực người ta tin rằng có tới 25% người dân bị ảnh hưởng. Trong thế giới phát triển nó rất không phổ biến. Bệnh đã xảy ra ở người trong suốt chiều dài lịch sử. Đây là một trong những bệnh nhiệt đới bị bỏ quên.

2. Nguyên nhân:

Bệnh sán lợn là do người bệnh ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ.

Thói quen ăn đồ sống là mầm mống để bệnh sán phát triển rất nhanh, một số món ăn có thể gây nhiễm ấu trùng sán lợn gạo. Vật chủ chính của sán là người, còn vật chủ phụ là lợn. Ngoài lợn còn có chó mèo  đều có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn. Lợn ăn phải đốt sán hoặc trứng sán, trứng sán qua dạ dày đến ruột lợn. Loại sán này có ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những vùng có phong tục  ăn thịt lợn sống, chưa nấu chín hoặc quản lý phân chưa tốt.

Lợn bị nhiễm ấu trùng do ăn phải trứng của sán dây, trong trứng chứa sẵn ấu trùng có độc lực. Khi lợn ăn phải, ấu trùng này sẽ đi vào đường tiêu hóa của lợn và di chuyển khắp cơ thể và quay về ký sinh ở các cơ vận động mạnh. Những ấu trùng này có thể ký sinh rất lâu trong lợn, nhiều có thể lên tới 4-5 năm. Người ăn phải thịt lợn chứa ấu trùng sán dây chưa được nấu chín sẽ vô tình giải phóng ấu trùng ở đường tiêu hóa của mình. Đầu sán lúc này sẽ bám vào niêm mạc ruột non và phát triển thành sán dây trưởng thành. Theo thời gian, sán dây sẽ phát triển dần và nó có thể dài tới 7m.

Ở Việt Nam, do heo được  thả rông ngoài vườn và ăn phải sán xơ mít (Taeniasis), sau đó loại sán này sẽ sống ký sinh trùng (Cysticercosis) ngay trên cơ thể của lợn thì được coi là đã mắc bệnh gạo. Ấu trùng sán lợn có thể tồn tại và phát bệnh sau 7, 8 năm, thậm chí 20 năm. Người ăn thịt lợn bị bệnh gạo mà chưa nấu chín kỹ thì rất có thể mắc bệnh sán dây lợn trưởng thành, từ đó sẽ mắc bệnh ấu trùng sán lợn.

Không chỉ do ăn thịt nhiễm sán lợn gạo, bạn cần chú ý thói quen ăn uống của mình

3, Cơ chế

Khi xâm nhập, ấu trùng chui qua thành ruột vào hệ thống tuần hoàn  và đi khắp cơ thể lợn. Sau 24-72 giờ kể từ khi ăn phải ấu trùng sẽ cư trú ở các mô liên kết hoặc các cơ, sau 2 tháng ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài (kích thước 17-20×7-10 mm), còn được gọi là gạo lợn (cysticereus cellulosae), trong nang có dịch màu trắng, mẩu đầu sán với 4 giác và 2 vòng móc.

Khi người ăn phải trứng sán dây lợn từ ngoại cảnh theo thực phẩm, rau quả hoặc nguy hiểm hơn là những người đang mắc sán trưởng thành ký sinh ở ruột non như say tàu, say xe, phụ nữ có thai hoặc sốt cao, nôn oẹ… Những đốt sán già rụng ở ruột non theo nhu động ngược chiều lên dạ dày, dưới tác dụng của dịch tiêu hoá trứng từ các đốt già được giải phóng ra xuống tá tràng, hàng nghìn ấu trùng thoát ra khỏi trứng và chui qua thành ruột vào hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, vào các cơ, các mô, phát triển thành nang ấu trùng sán.

4. Bệnh sán lợn có thực sự nguy hiểm?

Khi người bệnh mắc phải thì ấu trùng sán lợn gạo từ đường tiêu hóa, theo máu đến các cơ, mắt hay não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau.

  • Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1 – 2 cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết.
  • Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội.
  • Nếu nang sán nằm trong mắt hoặc có thể tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù

5. Triệu chứng nhiễm sán lợn

  • Triệu chứng nhiễm sán lợn không rõ rệt. Bệnh chủ yếu gây những triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ, …
  • Người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài. Đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng, một số trường hợp phát hiện thấy có trứng sán trong phân.
  • Nếu sán làm tổ trong não sẽ gây ra hiện tượng co giật và kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau. Còn với trẻ em sẽ làm ảnh hưởng tới vấn đề học tập và khả năng phát triển của não bộ, đồng thời cũng có thể gây ra những cơn co giật, ngất xỉu đột ngột.

6. Cách phòng tránh bệnh sán lợn

Không chỉ do ăn thịt nhiễm sán lợn gạo, bạn cần chú ý thói quen ăn uống của mình

  • Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm, phải tuân thủ quy tắc: “ăn chín, uống sôi”, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
  • Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống (do nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành); không ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh (do có nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
  • Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.
  • Cần quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
  • Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Không nuôi lợn thả rông.

TS.BS Nguyễn Văn Lâm – Trưởng khoa Truyền Nhiễm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em