Trang chủ » Y học thường thức » Phòng ngừa và xử trí thoát mạch hóa chất

Phòng ngừa và xử trí thoát mạch hóa chất

Thoát mạch là tình trạng không cố ý khi thuốc hoặc dịch truyền thoát ra khỏi mạch máu vào tổ chức dưới da. Cha mẹ thường quen với các từ: “phồng ven”, “chệch ven”, “hỏng ven”….

 

Thoát mạch là gì?

Thoát mạch là tình trạng không cố ý khi thuốc hoặc dịch truyền thoát ra khỏi mạch máu vào tổ chức dưới da. Cha mẹ thường quen với các từ: “phồng ven”, “chệch ven”, “hỏng ven”….

Thoát mạch trong khi tiêm truyền hóa trị là TAI BIẾN THƯỜNG XẢY RA khi sử dụng tĩnh mạch ngoại vi để truyền do:

  • Nồng độ các thuốc hóa trị tại nơi thoát mạch cao,
  • Một số thuốc hóa trị có tác dụng kích thích, gây phỏng rộp, hoại tử.

Không có thuốc hóa trị nào là “không sao” khi thoát mạch, chỉ là mức độ tổn thương nhiều hay ít.

Các thuốc hóa trị có thể phân loại dựa vào mức độ nghiêm trọng gây ra khi thoát mạch thành 3 nhóm:

  • Nhóm gây phỏng: khi thoát mạch có thể gây hoại tử mô hoặc lột da.
  • Nhóm chất gây kích thích: gây viêm hoặc đau tại vị trí thoát mạch.
  • Nhóm chất không gây phỏng: ít gây tổn thương nhất
Nhóm chất Nhóm chất  Nhóm chất 
Gây phỏng Gây kích thích Không gây phỏng 
Doxorubicin

(Adrim; Xorunwell-L)

Paclitaxel

(Canpaxel; Anzatax; PAXUS PM)

Melphalan

Vincristin

Vinblastin

Vinorelbine

(Navelbine)

Epirubicin

(Farmorubicina)

Docetaxel

(Bestdocel; Tadocel; Taxotere)

Carboplatin

(Bocartin)

Etoposid

Etoposid Bidiphar

Ifosfamide

(Holoxan)

Irinotecan

(Campto)

Oxaliplatin

(Lyoxatin; Eloxatin)

Fluorouracil

(5-Fluorouracil “Ebewe”)

Cyclophosphamide

(Endoxan)

Methotrexate

(Unitrexates)

Bleomycin

(Bleocip)

Rituximab

(Mabthera)

Gemcitabine

(DBL Gemcitabine)

Pemetrexed

(Allipem)

Trastuzumab

(Herceptin)

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị thoát mạch:

  • Triệu chứng ban đầu
  • Cảm giác đau hoặc bỏng rát (trẻ nhỏ: tự dưng quấy khóc, khó dỗ dành)
  • Sưng nề
  • Căng da
  • Trắng nhợt
  • Mức độ lạnh ở vùng mô có dịch tràn vào
  • Triệu chứng muộn
  • Phồng rộp
  • Loét
  • Hoại tử da

Xử trí thoát mạch?

  • Bước 1: Dừng truyền ngay lập tức, giữ nguyên kim tiêm tại chỗ, khóa dây truyền dịch hoặc ấn tắt máy tiêm/ máy truyền.
  • Bước 2: Báo cho nhân viên y tế để được hướng dẫn và xử trí tiếp theo.
  • Bước 3: Kê cao chi bị thoát mạch.
  • Bước 4: Phối hợp cùng nhân viên y tế chườm cho trẻ: 20 phút/ lần, chườm mỗi 4 giờ/ lần trong 1- 2 ngày.

Lưu ý: Hầu hết các thuốc hóa trị khi bị thoát mạch sẽ chườm lạnh.

Một số thuốc như: Etoposide, Vincristin, Vinblastin, Vinorelbine sẽ chườm ấm.

  • Bước 5: Tiếp tục theo dõi trẻ và báo ngay cho nhân viên y tế khi có các dấu hiệu nặng thêm: sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí thoát mạch, trẻ có sốt hoặc các dấu hiệu bất thường khác.

Phòng ngừa thoát mạch?

  • Kiểm tra vị trí tiêm truyền hàng giờ, ngay cả lúc trẻ ngủ hoặc nằm yên bằng cách:
Nhìn  Sờ  So sánh 
Nhìn hàng giờ

Vị trí tiêm truyền tốt sẽ là:

  • Dễ nhìn
  • Không đỏ
  • Khô
  • Không sưng
Sờ hàng giờ

Vị trí tiêm truyền tốt sẽ là:

  • Mềm mại
  • Khô
  • Ấm
  • Không đau
So sánh hàng giờ

Vị trí tiêm truyền tốt sẽ là:

  • Không sưng phồng
  • Cùng cỡ với tay hoặc chân còn lại

 

  • Nếu trẻ phàn nàn về đau tăng lên, hoặc kích thích, quấy khóc … hãy nghĩ đến thoát mạch. Thường là dấu hiệu đầu tiên
  • Kiểm tra dòng chảy. Dòng chảy chậm hơn dòng chảy bình thường nếu có thoát mạch.
  • KHÔNG dán quá nhiều băng dính hoặc dùng khăn che, bọc vị trí tiêm truyền.
  • KHÔNG tắt đèn buổi tối, cần đủ ánh sáng để dễ dàng quan sát nếu trẻ bị thoát mạch.

 

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị thoát mạch:

  • Triệu chứng ban đầu
  • Cảm giác đau hoặc bỏng rát (trẻ nhỏ: tự dưng quấy khóc, khó dỗ dành)
  • Sưng nề
  • Căng da
  • Trắng nhợt
  • Mức độ lạnh ở vùng mô có dịch tràn vào
  • Triệu chứng muộn
  • Phồng rộp
  • Loét
  • Hoại tử da

Xử trí thoát mạch?

  • Bước 1: Dừng truyền ngay lập tức, giữ nguyên kim tiêm tại chỗ, khóa dây truyền dịch hoặc ấn tắt máy tiêm/ máy truyền.
  • Bước 2: Báo cho nhân viên y tế để được hướng dẫn và xử trí tiếp theo.
  • Bước 3: Kê cao chi bị thoát mạch.
  • Bước 4: Phối hợp cùng nhân viên y tế chườm cho trẻ: 20 phút/ lần, chườm mỗi 4 giờ/ lần trong 1- 2 ngày.

Lưu ý: Hầu hết các thuốc hóa trị khi bị thoát mạch sẽ chườm lạnh.

Một số thuốc như: Etoposide, Vincristin, Vinblastin, Vinorelbine sẽ chườm ấm.

  • Bước 5: Tiếp tục theo dõi trẻ và báo ngay cho nhân viên y tế khi có các dấu hiệu nặng thêm: sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí thoát mạch, trẻ có sốt hoặc các dấu hiệu bất thường khác.

Ths Nguyễn Thị Thu Hằng-Khoa Ung thư 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em