Trang chủ » Báo chí viết về chúng tôi » Phòng tránh tai nạn ở trẻ nhỏ

Phòng tránh tai nạn ở trẻ nhỏ

Cha mẹ nên khóa cửa sổ hoặc dùng song chắn để ngăn trẻ ngã ra ngoài. Đối với các căn hộ ở khu nhà cao tầng, cần khóa kín tất cả các cánh cửa sổ có chốt mở nằm ở độ cao dưới 10 cm. Di dời bàn ghế và chậu cây cảnh ra xa khỏi cửa sổ vì trẻ thường thích trèo lên cao để ngắm nhìn bên ngoài.

Tai nan 1

Ngã là một phần trong quá trình phát triển bình thường của trẻ. Đa phần các bé chỉ bị bầm dập nhẹ nhưng đôi khi tai nạn có thể nghiêm trọng khiến cha mẹ phải đưa con đi bác sĩ. Cách tốt nhất để tránh cho trẻ bị ngã là theo dõi sát những kỹ năng bé mới học được, lường trước những nơi trẻ có thể di chuyển tới hoặc vị trí trẻ có thể với tay tới và điều chỉnh để những nơi đó trở nên an toàn với trẻ. Sau đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa tai nạn ngã ở trẻ nhỏ.

Nội thất

Bàn thay tã

Ngay từ những tháng đầu đời, trẻ đã có nguy cơ bị ngã do chưa đủ khả năng kiểm soát chuyển động. Khi đặt trẻ ở những mặt phẳng cao hơn mặt đất như trên giường hay bàn thay tã, cha mẹ cần để ý sát sao con. Nhiều khi bạn chỉ có thể nhận ra con đã biết lẫy khi bé lật người và rơi từ trên giường hoặc từ trên bàn xuống đất. Vì vậy cách an toàn nhất là đặt bé trên sàn nhà khi thay tã.

Tai nan 2

Ghế rung

Tai nan 3

Khi đặt con trong ghế rung, cha mẹ chì được để ghế trên mặt sàn, tuyệt đối không đặt ghế trên bàn hay bất kỳ nơi nào cao hơn mặt sàn. Bé hiếu động có thể làm dịch chuyển ghế và ngã từ mặt bàn xuống.

Tủ sách, tủ ly, tủ quần áo

Tai nan 4

Đồ dùng trong nhà cần được cố định chắc chắn để trẻ không thể xê dịch hay lật đổ. Các vật dụng dễ đổ như giá sách hay tủ ly cần được gắn chặt với đồ vật khác hoặc gắn vào tường. Lưu ý rằng các loại ti vi hiện đại thường nặng, không vững vàng và có thể gây thương tích nếu rơi vào người bé.

Tai nan 5 - Copy

Đặt những đồ vật trẻ muốn với tới ở ngăn thấp nhất để bé đỡ tìm cách trèo lên đồ dùng khác để lấy đồ vật. Sắp xếp các đồ đạc trong phòng xa nhau, phòng ngừa bé trèo từ vật này qua vật khác hoặc trèo lên kệ.

Nếu các phương án trên đều không khả thi thì cha mẹ nên dùng rào chắn để ngăn trẻ tiếp cận các đồ vật nguy hiểm hoặc di chuyển chúng tới vị trí khác trong nhà, nơi trẻ không thể bước chân tới.

Đồ có góc sắc nhọn 

Tai nan 6

Rời những đồ đạc có góc cạnh nhọn ra khỏi khu vực mà trẻ hay chạy nhảy như hành lang hay nơi gần lối ra vào. Nếu không thể làm điều này, hãy dùng các miếng bịt cạnh để che cạnh sắc nhọn.

 

 

Cửa kính

Tai nan 7

Dán hình lên cửa kính trong suốt và đặt đồ vật phía trước để trẻ không va vào cửa. Cân nhắc sử dụng kính an toàn hoặc miếng dán chống va đập đối với các cửa sổ và cửa ra vào được làm bằng kính.

 

Ban công

Tai nan 8

Tốt nhất nên khóa cửa ra vào ban công và theo dõi sát khi trẻ nhỏ chơi ở đó. Sử dụng rào chắn lối vào ban công. Tấm rào bảo vệ này không được có các thanh ngang hoặc bộ phận đặt chân để đề phòng trẻ trèo lên. Lan can ban công nên dùng chấn song dọc. Các chấn song cần cao tối thiểu 1 m và cách nhau không quá 10 cm. Nếu ban công cao 3m so với sàn nhà thì lan can phải cao ít nhất 1,2 m. Giữ các vật dụng khác xa khỏi ban công để trẻ không thể đứng lên đồ vật và trèo qua lan can. Đồ đạc đặt ở ban công cần đủ nặng để trẻ trẻ không thể di chuyển được.

Sàn nhà

Tai nan 9

Dọn dẹp các đồ vật nằm ngổn ngang trên sàn để giảm nguy cơ bé vấp ngã, chẳng hạn dẹp gọn dây điện, cất gọn đồ chơi vào cuối ngày, cất thảm hoặc dùng thảm chống  trượt bên dưới thảm thông thường và lau ngay nước bị đổ trên sàn vì sàn ướt sẽ rất trơn trượt.

 

Cầu thang

Tai nan 10

Khi trẻ có thể bò, rất khó để giữ trẻ tránh xa khỏi bậc thang và cầu thang. Hãy lắp rào chắn cầu thang cho đến khi trẻ có thể tự đi lên xuống cầu thang một cách vững vàng. Bố mẹ nên làm gương cho con bằng cách mở cửa rào chắn mỗi khi lên xuống cầu thang thay vì trèo qua rào cho tiện. Cách này cũng có thể khiến bạn trượt chân ngã và tạo cơ hội cho trẻ bắt chước.

Nhà tắm

Tai nan 11

Bồn tắm là nơi rất trơn trượt, ngay cả người lớn cũng có thể dễ dàng trượt chân. Khuyến khích bé ngồi xuống khi ở trong bồn tắm. Đặt miếng chống trơn trượt trong bồn tắm hoặc thảm chống trơn trượt trên sàn nhà.

Phòng ngủ

tai nan 15

Khi trẻ được 18 tháng tuổi, cần cất dọn hết đồ chơi khỏi cũi vì bé có thể bước lên các đồ vật này để tìm cách trèo ra khỏi cũi.

Nói chung, đồ chơi, quây cũi và chăn gối đều có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ, vì vậy lựa chọn an toàn nhất cho trẻ ở mọi lứa tuổi là không để đồ chơi trong cũi. Chỉ nên dùng giường tầng khí bé đã lên 9 tuổi.

Xe tập đi

Các chuyên gia khuyên không nên sử dụng xe tập đi cho trẻ vì chúng có thẩy gây thương tích nghiêm trọng. Ví dụ, xe tập đi có thể đổ và rơi xuống cầu thang khiến trẻ dập đầu, gãy xương.

Ghế cao, xe đẩy  

Tai nan 13

Thắt dây an toàn khi đặt bé ngồi ở ghế cao, trong xe đẩy siêu thị hay khi bé nằm trong xe đẩy.

Ba yếu tố ảnh hưởng đến vết thương khi té ngã:

  • Độ cao từ nơi trẻ ngã xuống: độ cao càng nhỏ càng ít nguy hiểm. Không để trẻ dưới 5 tuổi ở nơi có độ cao trên 1,5m, với trẻ lớn hơn, giới hạn này là 2 m.
  • Nơi trẻ rơi xuống: bề mặt cứng như bê tông, gạch men hoặc thậm chí nền cát lèn chặt cũng nguy hiểm hơn so với bề mặt mềm. Tại sân chơi của trẻ em, nên trải một lớp vỏ cây hay mùn thông phía dưới các thiết bị vui chơi để tạo bề mặt mềm mại hơn khi trẻ rơi xuống. Lớp này phải dày ít nhất 30 cm.
  • Vật trẻ đâm phải khi rơi xuống: nên đặt các vật dụng có góc cạnh như bàn trà hay bàn đầu giường ở nơi trẻ ít có khả năng va vào khi rơi xuống.

Anh Thư ( Raising children) 

Chuyên mục: Báo chí viết về chúng tôi, Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em