Phòng tránh TRẺ BỊ NGẠT VÀ SẶC DỊ VẬT
Khi chế biến các loại củ thành thức ăn cho trẻ thì dùng các biện pháp băm nhỏ, nghiền, sàng và luộc chin để làm giảm nguy cơ bị sặc thức ăn Cần tập cho trẻ thói quen ngồi, ăn một cách yên tĩnh Trẻ dưới 3 tuổi có thể bị sặc do bất […]

Khi chế biến các loại củ thành thức ăn cho trẻ thì dùng các biện pháp băm nhỏ, nghiền, sàng và luộc chin để làm giảm nguy cơ bị sặc thức ăn
Cần tập cho trẻ thói quen ngồi, ăn một cách yên tĩnh
Trẻ dưới 3 tuổi có thể bị sặc do bất kỳ vật gì mà có thể để lọt trong ống đựng phim chụp ảnh. Thường xuyên kiểm tra đồ chơi trẻ em xem có phần nào bị hư hỏng, long ra không.
Để làm giảm nguy cơ trẻ bú mẹ bị hội chứng chết đột ngột thì luôn để trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa, dọn sạch đồ chơi, chăn, màn thừa xung quanh trẻ. Không để trẻ nằm nơi gần cửa sổ, nơi có màn hoặc dây che có thể phủ vào mặt làm cho trẻ bị ngạt.
Túi nhựa có thể làm cho trẻ bị ngạt khi trùm vào đầu trẻ, tất cả túi nhựa khi dùng xong thì nên thắt nút lại trước khi đem bỏ hoặc cất
Theo TS Lê Thanh Hải- Chủ nhiệm khoa Cấp cứu- Bệnh viện Nhi Trung ương
Tin khác đã đăng
- Xử trí nhiều sinh hoạt đáng tiếc dịp Tết Tân Sửu 17/02/2021
- Phẫu thuật tạo hình thành công cho bé trai mắc hội chứng vòng thắt bẩm sinh 28/01/2021
- “Cháu ơi! Bà xin chết để cháu sống khoẻ mạnh!”: Chuyện thương tâm về bệnh nhi 18 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 22/01/2021
- Bí quyết chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ ngày lạnh 05/01/2021
- Cúm mùa có thể gây biến chứng nặng, có nguy cơ tử vong 15/12/2020