Tắc ruột phân su
1. Chẩn đoán 1.1.Lâm sàng – Hội chứng tắc ruột sơ sinh. 1.1.Lâm sàng – Hội chứng tắc ruột sơ sinh: Nôn dịch xanh, không ỉa phân su, bụng chướng có quai ruột nổi hoặc dấu hiệu rắn bò. – Khám bụng có thể sờ thấy quai ruột chứa phân su ở hố chậu phải […]
1. Chẩn đoán
1.1.Lâm sàng
– Hội chứng tắc ruột sơ sinh. 1.1.Lâm sàng
– Hội chứng tắc ruột sơ sinh: Nôn dịch xanh, không ỉa phân su, bụng chướng có quai ruột nổi hoặc dấu hiệu rắn bò.
– Khám bụng có thể sờ thấy quai ruột chứa phân su ở hố chậu phải
– Thăm trực tràng thấy một số kết thể phân su trắng hoặc một ít phân su đen quánh.
1.2. Cận lâm sàng
– Chụp bụng không chuẩn bị: Nhiều mức nước và hơi không điển hình, các mức nước và hơi thường có hình thấu kính hơn là hình ngang. Hố chậu phải có thể nhìn thấy hình phân su lỗ chỗ.
– Chụp đại tràng thấy thuốc qua đại tràng và sang được quai hồi tràng giãn chứa phân su.
– Các xét nghiệm khác: điện giải đồ, công thức máu, hematocrit, thời gian máu chảy, máu đông.
2. Điều trị.
2.1. Điều trị bảo tồn
– Chỉ định khi chẩn đoán chắc chắn và chưa có biến chứng
– Kỹ thuật tiến hành: Thụt 40ml Gastrografin vào đại tràng, quan sát dưới màn huỳnh quang cho đến khi hết thuốc sang được quai ruột non chứa phân su, thụt từ từ trong vòng 15 phút. Chụp bụng không chuẩn bị sau khi rút sonde hậu môn. Chụp kiểm tra sau 12 giờ đến 24 giờ.
– Truyền dịch bằng đường tĩnh mạch, đường 5% trong nước muối, 0.2% với tốc độ 30ml/ giờ trong khi tiến hành thủ thuật và trong 6 giờ tiếp theo. Theo dõi tình trạng mất nước bằng hematocrit và điện giải đồ.
– Bơm acetycystein qua sonde dạ dày mỗi lần 5ml, 6 giờ/lần trong 5 ngày.
– Cho bệnh nhân ăn khi hết dấu hiệu tắc ruột.
2.2. Phẫu thuật
– Chỉ định khi bệnh nhân có các biến chứng như thủng ruột, xoắn ruột, hoặc khi điều trị bảo tồn thất bại hoặc chẩn đoán không chắc chắn.
– Chuẩn bị trước mổ:
+ Duy trì thân nhiệt
+ Đặt sonde hút dạ dày
+ Cho vitamin K
+ Bồi phụ nước điện giải
+ Cho kháng sinh phổ rộng ( cephalosporin liều 50mg/1kg cân nặng)
– Kỹ thuật
Mở bụng đường giữa trên rốn. Tìm và đưa quai ruột chứa phân su ra ngoài ổ bụng. Cắt quai ruột có chứa phân su.Đặt sonde vào đầu dưới bơm rửa sạch phân su và kết thể phân su. Khâu nối ruột tận- tận 2 lớp bằng chỉ tiêu 5/0 hoặc 6/0 mũi rời.
2.3. Theo dõi và chăm sóc sau mổ
– Duy trì thân nhiệt
– Lưu sonde dạ dày đến khi có dịch trong
– Kháng sinh tĩnh mạch trong 7 ngày ( cephalosporin liều 50mg/1kg cân nặng)
– Bồi phụ nước và điện giải
– Theo dõi và phát hiện biến chứng sau mổ
– Mổ lại và dẫn lưu 2 đầu ruột ra ngoài nếu có rò miệng nối.
Hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị bệnh trẻ em
Chủ biên: GS-TS Nguyễn Công Khanh
PGS-TS Nguyễn Thanh Liêm
Tin khác đã đăng
- Bệnh viện Nhi Trung ương: Lần đầu tiên thực hiện 2 ca mổ tim bằng kỹ thuật mổ nội soi ít xâm lấn 23/08/2019
- Hai bệnh nhi xơ gan giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ ghép gan tại Bệnh viện Nhi Trung ương 29/08/2018
- Phương pháp mới trong điều trị thoát vị bẹn cho trẻ em 16/04/2018
- Kỹ thuật hạ thân nhiệt-niềm hy vọng cứu trẻ bệnh não thiếu oxy, thiếu máu não cục bộ 27/03/2018
- Bệnh viện Nhi Trung ương lần đầu phẫu thuật động kinh kết hợp đặt điện cực bề mặt vỏ não thành công 11/01/2018