Trang chủ » Báo chí viết về chúng tôi » Tăng cường chất lượng y tế:Cần quan tâm sâu sát hơn nữa!

Tăng cường chất lượng y tế:Cần quan tâm sâu sát hơn nữa!

"Đây là nhiệm vụ nặng nề của ngành y tế, bởi vì công tác chăm sóc sức khỏe là quan trọng của cả đời người".

Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến tại Hội nghị “Tăng cường chất lượng công tác y tế các tỉnh miền núi phía Bắc” do Bộ y tế và tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức, ngày 17/10, tại tỉnh Điện Biên.

Đến tham gia Hội nghị có các Thứ trưởng của Bộ y tế, lãnh đạo Sở y tế của 17 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc cùng các lãnh đạo Sở, ban ngành của tỉnh Điện Biên.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ y tế cho rằng: “Đảng và nhà nước hiện đang có rất nhiều sự quan tâm đầu tư cho các tỉnh miền núi bằng nhiều chính sách kể cả đầu tư tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất, vì đây là vùng trọng tâm kinh tế, là căn cứ địa cách mạng cốt yếu trong cuộc cách mạng giải phóng”.

Thế nhưng, mặc dù được Đảng quan tâm nhưng các địa phương vẫn còn có nhiều khó khăn, nhưng ngành y tế vẫn có nhiều thành tựu nổi bật được bạn bè quốc tế đánh giá khá cao.
Bộ trưởng y tế cho rằng cần phải tăng cường hơn nữa chất lượng dịch vụ y tế

n

Nói về những khó khăn của ngành y tế, Bộ trưởng chỉ rõ: “Thứ nhất, hiện nay, những bác sỹ có tay nghề về công tác tại vùng núi phía Bắc, còn khiêm tốn so với thành thị, đồng bằng. Vấn đề về môi trường, thói quen tập quán, về môi trường hết sức khó khăn, hầu hết đều không có công trình vệ sinh nước sạch.

Cụ thể, trong chuyến công tác thị sát trực tiếp khi đến thăm Mường Nhé, người dân vẫn sử dụng mô hình cầu tiêu không đạt vệ sinh, thậm chí họ coi như vậy là sạch sẽ và thoáng mát.

Thứ hai, vấn đề phong tục tập quán lạc hậu vẫn chi phối hầu hết các hoạt động sinh hoạt của đồng bào, 70% vẫn tự đẻ tại nhà, theo thống kê của bệnh viện Điện Biên thì đa số người dân vẫn sinh tại nhà do ông bà đỡ đẻ, vì việc thu nhập văn hóa của đồng bào vô cùng khó khăn”.

Đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng, TS Trương Xuân Cừ – Phó trưởng ban Phụ trách Ban chỉ đạo Tây Bắc cho rằng, những nhiệm vụ cần làm hiện nay: “Một là, kiểm tra đôn đốc chỉ thị với lĩnh vực y tế, hai là, nghiên cứu tham mưu đề xuất vớ Bộ chính trị về chính sách phát triển y tế”.

Trong khi đó, báo cáo tổng hợp chung của 15 tỉnh trong vùng cho thấy, dù 97% số thôn, bản đã có nhân viên y tế song vẫn còn 3% số xã chưa có trạm y tế, hơn 38% số trạm y tế đã xuống cấp trầm trọng cần xây dựng lại, 35% số trạm cần cải tạo, nâng cấp.

Tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ, số giường bệnh trên 1 vạn dân đều đạt mức thấp hơn nhiều so với bình quân chung cả nước, trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tỷ lệ mắc HIV/AIDS hay mức độ ốm đau chung trong dân cư… lại cao hơn hẳn.

Điểm đáng chú ý nữa hơn 95% dân số trong vùng có bỏ hiểm y tế (BHYT), đa số là BHYT hộ nghèo nhưng do kỹ thuật y tế chưa phát triển, số dịch vụ thực hiện được còn hạn chế nên nhiều tỉnh có số kết dư quỹ BHYT rất lớn, thậm chí kết dư tới 50% như Sơn La, Lạng Sơn.

Điều này vừa ảnh hưởng đến khả năng cân đối thu chi, tái đầu tư phát triển cơ sở y tế ở địa phương, vừa ảnh hưởng đến quyền lợi thụ hưởng của người bệnh.

Chính vì thế, thời gian tới, Bộ Y tế quyết định sẽ trích hơn 100 tỷ đồng từ chương trình mục tiêu thiên niên kỷ về y tế để đầu tư phát triển các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia ở khu vực này.

Theo đó, 15 tỉnh miền núi phía bắc, mỗi tỉnh sẽ được đầu tư 5 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, đồng bộ các tiêu chí từ cơ sở hạ tầng đến nhân lực, trang thiết bị. Đồng thời, Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình đưa bác sĩ luân phiên từ tuyến trên xuống hỗ trợ tuyến dưới, chương trình đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại các huyện khó khăn.

Kết luận buổi họp, Bộ trưởng Tiến cho rằng, phải tăng cường chất lượng phục vụ y tế vùng núi phía Bắc, đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Sẽ chăm sóc đầy đủ các thiết bị thiết yếu cho người dân cả về nhân lực, trang thiết bị trình chính phủ xin nguồn lực khác, để tìm nguồn vốn quốc tế viện trợ, nguồn vốn ODA, xã hội hóa cho hoạt động này.

Tăng chất lượng dịch vụ y tế để người dân sử dụng chất lượng cao, sử dụng đề án bệnh viện vệ tinh chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện tỉnh, đề án 1816 chuyển giao kỹ thuật, xây dựng dự án ODA đặc biệt y tế dự phòng, ưu tiên vùng miền núi khó khăn.

Theo: baodatviet.vn



Chuyên mục: Báo chí viết về chúng tôi

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em