Trang chủ » Đào tạo - Nghiên cứu khoa học - Chỉ đạo tuyến » Đào tạo - Chỉ đạo tuyến » Tập huấn xử trí phản vệ/sốc phản vệ

Tập huấn xử trí phản vệ/sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong nhanh chóng trong vòng một vài phút, nhưng nếu được cấp cứu kịp thời, đúng cách 80 - 90% bệnh nhân sốc phản vệ sẽ được cứu sống.

Để nâng cao năng lực về xử trí sốc phản vệ, giúp hạn chế tai biến, giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ, ngày 5/1, Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức Lớp tập huấn  “ Xử trí phản vệ/sốc phản vệ”  cho cán bộ nhi khoa của 28  tỉnh thành khu vực phía Bắc.

Phát biểu khai mạc lớp học, PGS.TS Lê Thị Minh Hương – Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thông qua buổi tập huấn, hy vọng các học viên có thể nhận biết sớm các dấu hiệu phản vệ, biết xử lý cấp cứu ban đầu một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả bằng tiêm bắp thuốc adrenalin, cách theo dõi bệnh nhân sau sốc, các phương pháp xác định nguyên nhân và quản lý tư vấn cho bệnh nhân và gia đình cách phòng tránh.

 

Trong khuôn khổ chương trình tập huấn, các học viên được cập nhật  kiến thức, khuyến cáo từ các Hội dị ứng Thế giới, Hội dị ứng miễn dịch Châu Âu về dịch tễ, cơ chế, định nghĩa phản ứng phản vệ , các nguyên nhân thường gặp như thức ăn, các loại thuốc, nọc côn trùng…, tiêu chuẩn chẩn đoán, xử trí và dự phòng phản vệ. Các giảng viên đưa ra khuyến nghị nên dùng thuật ngữ “phản ứng phản vệ” thay vì “sốc phản vệ”. Các triệu chứng cần lưu ý của phản ứng phản vệ ở trẻ em cần lưu ý là nhịp tim nhanh, da đỏ, mày đay/ngứa/co thắt phế quản. Ngoài ra còn có các lưu ý về sự cần thiết chuyển bệnh nhân khám chuyên khoa dị ứng sau phản ứng phản vệ, khuyến cáo các test dị ứng theo quy định, cách sử dựng bút tiêm adrenanlin tự động với bệnh nhân ở xa bệnh viện, sử dụng thuốc adrenalin với bệnh nhân có phản ứng phản vệ.

 

Với cách giảng dạy tích cực, ngoài việc cung cấp kiến thức các giảng viên cũng đã đưa ra từng ca bệnh phản ứng phản vệ để học viên thảo luận sâu, đồng thời thực hành tình huống trên mô hình, giúp học viên hiểu rõ và thuần thục hơn khi tiếp cận xử trí các trường hợp tương tự . Rất nhiều câu hỏi đã được giải đáp và chia sẻ trong lớp học.

 

Tham gia giảng dạy lớp học có TS.Bs Tạ Anh Tuấn – trưởng khoa Hồi sức cấp cứu; Ths.bs Lê Ngọc Duy – phó trưởng khoa Cấp cứu và chống độc, Ths. Bs Nguyễn Thị Vân Anh- khoa Miễn dịch dị ứng.Với sự tham gia của 370 học viên đến từ 55 bệnh viện khu vực Hà Nội và  28 tỉnh phía bắc như:  BV VN Cu Ba, BV Xanh Pôn, BVSN Nghệ An, BVĐK Điện Biên, BVĐK Lai Châu, BVĐK Lạng Sơn, BVSN Lào Cai, BV Nhi Thanh Hoá, BVĐK Hà Tĩnh…

 

Với các kiến thức bổ ích, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhiều y bác sỹ đến từ các bệnh viện khu vực phía Bắc, Bệnh viện Nhi Trung ương mong muốn các học viên  sẽ áp dụng kiến thức học được trong thực hành tại địa phương nhằm giảm thiểu tối đa các trường hợp tử vong đáng tiếc xảy ra do phản ứng phản vệ.

          Ths Lê Lan Anh – phòng Chỉ đạo tuyến

Chuyên mục: Đào tạo - Chỉ đạo tuyến

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em