Trang chủ » Tài liệu chuyên môn » Thiếu hụt hormon tăng trưởng

Thiếu hụt hormon tăng trưởng


THIẾU HỤT HORMON TĂNG TRƯỞNG

(Kèm theo quyết định số ……/QĐ – TCCB, ngày……tháng 04 năm 2014)

 

1.     Khái niệm

Thiếu hụt hormone tăng trưởng (GHD – growth hormone deficiency) là một rối loạn nội tiết phổ biến nhất biểu hiện bằng tình trạng lùn. Khoảng 25% trẻ có chiều cao < -3SDS bị thiếu hụt hormone tăng trưởng. Tần số gặp thiếu hormone tăng trưởng khoảng 1/3500 – 1/4000, thể nhẹ hơn có thể gặp ở 1/2000.

2.     Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến gây thiếu hormone tăng trưởng:

+ Bẩm sinh: bất thường đường giữa trong thời kỳ bào thai: bất sản hoặc giảm sản tuyến yên, bất thường não trước.

+ Mắc phải:

· U vùng dưới đồi, u tuyến yên: craniopharyngioma, u tế bào mầm, u tuyến tùng

· Chấn thương: phẫu thuật, chấn thương não

· Thâm nhiễm: Langerhans cell hyitiocytosis (LCH), lymphoma, bạch cầu cấp.

· Nhiễm trùng: vi khuẩn, virus, nấm

· Chiếu xạ vùng sọ, vùng mũi họng và u vùng hốc mắt, vùng sọ, hoặc chiếu xạ vùng sọ trong bệnh bạch cầu cấp

· Suy tạm thời: tiền dậy thì, mất cảm xúc, suy giáp trạng

· Tự phát

Hầu hết các trường hợp (50-70%) có thiếu hụt hormone tăng trưởng đơn thuần (IGHD) nhưng GHD cũng có thể là một trong những triệu chứng của thiếu hụt hormone tuyến yên kết hợp (CPHD) hoặc thiếu hụt nhiều hormone tuyến yên (MPHD).

3.     Chẩn đoán

Lâm sàng:

Chẩn đoán thiếu hụt hormon tăng trưởng đơn thuần thể nặng thường tương đối đơn giản. Các biểu hiện lâm sàng thường biểu hiện trong giai đoạn sơ sinh hoặc trong những năm đầu sau đẻ, bao gồm

Tiêu chuẩn lâm sàng:

·         Chiều cao < -2SD so với quần thể bình thường (loại trừ những nguyên nhân gây chậm tăng trưởng khác như: suy giáp bẩm sinh, bệnh mạn tính, hội chứng Turner)

·         Giảm sản vùng mặt giữa (tạo nên bộ mặt giống búp bê)

·         Tay và chân nhỏ

·         Dương vật nhỏ ở nam

· Tiền sử gợi ý GHD: Trong thời kỳ sơ sinh: vàng da kéo dài, hạ đường huyết sơ sinh, dương vật nhỏ, chấn thương sản khoa; chiếu xạ vùng sọ; chấn thương đầu hoặc nhiễm trùng thần kinh trung ương; bố mẹ kết hôn cùng huyết thống hoặc gia đình có người bị bệnh; bất thường vùng sọ mặt.

Tiêu chuẩn tăng trưởng học

· Lùn, chiều cao < 2SD (lùn nặng, chiều cao < 3SD)

· Chiều cao < 1,5 SD so với chiều cao trung bình của bố mẹ

· Chiều cao < 2SD và tốc độ tăng chiều cao trong 1 năm < 1,5 SD so với tuổi hoặc giảm SD chiều cao 0,5 SD trong 1 năm ở trẻ trên 2 tuổi

· Trong trường hợp chưa lùn thì tốc độ tăng chiều cao < 2SD trong 1 năm

· Các dấu hiệu chỉ điểm có tổn thương nội sọ

· Dấu hiệu của thiếu hụt nhiều hormone tuyến yên

· Các dấu hiệu, triệu chứng thời kỳ sơ sinh gợi ý GHD

Cân nặng lúc sinh có đặc trưng là ở giới hạn thấp của bình thường, khẳng định vai trò hạn chế của GH trong tăng trưởng ở thời kỳ bào thai. Kết hợp với đẻ ngôi ngược hoặc ngôi mông có thể dẫn đến chấn thương sản khoa gây nên GHD, mặc dù người ta đã thừa nhận rằng biểu hiện ngôi ngược có thể là kết quả của GHD làm giảm sự di chuyển của bào thai.

Thể nhẹ hơn của GHD có thể không được nhận thấy cho đến khi trẻ lớn tuổi, và các biểu hiện lâm sàng khác cũng không rõ ràng ở giai đoạn này

Cận lâm sàng:

– Định lượng GH: ít có giá trị chẩn đoán nếu định lượng ở trạng thái tĩnh. Vì vậy cần phải làm các test động: Một số thuốc có tác dụng lên sự bài tiết GH thông qua tác dụng ức chế somatostatin hoặc kích thích GHRH đã được sử dụng để làm test. Những test này có thể được đánh giá dựa trên bản thân hormone GH hoặc các hormone khác của tuyến yên (ví dụ LHRH (GnRH) và TRH)

Các test động hay dùng để chẩn đoán GHD:

· Test dung nạp insulin: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán GHD, chỉ sử dụng ở những nơi có kinh nghiệm, đầy đủ các phương tiện cấp cứu, đội ngũ hồi sức chuyên nghiệp để xử lý kịp thời khi có biến chứng xảy ra. Không sử dụng test này cho trẻ nhỏ và trẻ có trọng lượng < 15kg

· Test vận động: Đơn giản và rẻ tiền, tuy nhiên đáp ứng của GH phụ thuộc vào tiêu chuẩn vận động và lượng vận động. Không có đáp ứng GH có thể xảy ra ở 1/3 trẻ tiền dậy thì bình thường.

· Test glucagon: có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ

· Test Arginine hoặc clonidine

Điều quan trọng là nên thận trọng lựa chọn test để áp dụng cho bệnh nhân. Những test này có thể chẩn đoán xác định GHD và những nguyên nhân khác gây chậm tăng trưởng có thể được loại trừ. Các test này nên được thực hiện ở những nơi có kinh nghiệm tiến hành và phân tích kết quả.

– Định lượng các yếu tố tăng trưởng: IGF1 có giá trị chẩn đoán và theo dõi điều trị

Chẩn đoán hình ảnh</p>

– Tuổi xương chậm,mức độ chậm liên quan đến cả mức độ nặng và thời gian GHD

– Chụp MRI tuyến yên và vùng dưới đồi có thể gặp:

o Không có cuống tuyến yên

o Giảm sản hoặc bất sản thùy trước tuyến yên

o Không có hoặc lạc chỗ thùy sau tuyến yên

– Bệnh học dưới đây có thể được chú ý (kết hợp với khối u)

o Tổn thương dạng khối ( ví dụ u sọ hầu)

o Dầy cuống tuyến yên (trong thâm nhiễm bởi LCH)

o Tuyến yên khổng lồ ( u nguyên bào thần kinh, u tuyến)

o Hoặc kết hợp các bất thường khác

o Bất thường cấu trúc đường giữa(thể chai, vách trong suốt)

o Giảm sản thần kinh mắt

4.  Điều trị  GHD

Về phương diện lịch sử, GHD của bệnh nhân không được điều trị GH có chiều cao cuối cùng (FH) là 134 – 146 cm ở nam và 128 – 134 cm ở nữ. Khi điều trị GH thì FH cải thiện 8,7 – 10,7 cm ở nam và 7,7 – 9,5 cm ở nữ

Liều GH khuyến cáo

– Liều GH khuyến cáo trong GHD là 23 – 39 mcg/kg/ngày (0,7- 1,0 mcg/m2/ngày), tiêm dưới da vào buổi tối.

– NICE (National Institute for Clinical Excellence) khuyến cáo,điều trị GH nên được đánh giá lại, và có thể dừng GH nếu đáp ứng kém với điều trị, đánh giá khi tốc độ tăng chiều cao < 50% đường điều trị cơ bản ở trên. Nên dừng điều trị khi đã đạt chiều cao cuối, ví dụ tốc độ tăng chiều cao < 2cm/năm và kết hợp với đóng đầu xương.

Tất cả bệnh nhân đã được điều trị GH nên được theo dõi trong thời gian dài.

5.  Theo dõi

Bệnh nhân điều trị GH phải được khám định kỳ 3-6 tháng/lần: kiểm tra sự tăng chiều cao và tốc độ tăng chiều cao để đánh giá đáp ứng với điều trị GH, theo dõi tác dụng phụ của GH



Chuyên mục: Tài liệu chuyên môn

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em