Trang chủ » Tài liệu chuyên môn » Thở áp lực dương liên tục trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ em

Thở áp lực dương liên tục trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ em

 

PGS.Phạm Văn Thắng – Khoa Điều trị tích cực

1. Khái niệm
– Thở áp lực dương liên tục (CPAP) là một phương pháp hỗ trợ cho trẻ bị suy hô hấp còn khả năng tự thở bằng cách duy trì một áp lực dương liên tục trong suốt chu kỳ thở.
– CPAP (Continuous Positive Airway Pressure): Áp lực đường thở dương tính liên tục
– NCPAP (Nasal Continuous Positive Airway Pressure): Thở áp lực dương tính liên tục qua đường mũi
– PEEP (Positive End Expiratory Airway Pressure): Áp lực dương tính cuối thì thở ra.

2. Nguyên lý hoạt động

Khi tự thở, áp suất đường thở sẽ âm hơn so với áp suất khí quyển trong thì hít vào, dương hơn trong thì thở ra và trở về bằng 0 ở cuối thì thở ra. Đường biểu diễn áp suất là đường nằm ngang ở mức 0.

Khi thở CPAP ở mức áp lực dương là 5cmH2O, hệ thống CPAP sẽ tạo ra một áp lực dương liên tục trên đường thở, kể cả thời gian hít vào và thở ra. Khi đó áp lực cuối thì thở ra là dương 5cmH2O. Đường biểu diễn áp suất đường thở được nâng lên hơn so với trục hoành là 5 cmH2O.

a

3. Nguyên tắc cấu tạo của hệ thống CPAP
Hệ thống CPAP bao gồm một hệ thống tạo ra một dòng khí (được làm ấm và ẩm) cung cấp liên tục cho bệnh nhân trong suốt chu kỳ thở và một dụng cụ tạo PEEP được đặt ở cuối đường thở để tạo ra áp lực dương trên đường thở. Hệ thống trên được nối với bệnh nhân bằng nội khí quản, sonde mũi, canulla mũi hoặc mask tuỳ từng loại hình CPAP.

2

Hình 3: Mô hình hệ thống CPAP kinh điển

a

Hình 4: Mô hình hệ thống CPAP sử dụng van Benveniste

3.1. Nguồn cung cấp khí nén và oxy: Lý tưởng nhất là có hệ thống oxy và khí nén trung tâm có thể cung cấp oxy và khí nén với áp lực ổn định khoảng 3 – 5 kg/cm2, lưu lượng tối đa có thể đạt được là 12 lít/phút. Nếu không có hệ thống oxy trung tâm thì có thể dùng oxy bình và máy tạo khí nén nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu như trên. Cần phải có thêm túi dự trữ, bộ phận đo áp lực và một van xả an toàn để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

3.2. Bộ phận trộn khí: Bộ phận trộn khí bao gồm hai lưu lượng kế, một để đo lưu lượng oxy và một để đo lưu lượng khí nén. Lưu lượng thở vào của bệnh nhân là tổng hai lưu lượng của oxy và khí nén. Dựa vào tỷ lệ giữa hai dòng khí mà xác định được nồng độ oxy thở vào của bệnh nhân.

3.3. Bộ phận tạo PEEP: Có nhiều cách tạo PEEP khác nhau được sử dụng trên lâm sàng.
– Tạo PEEP bằng cột nước đơn giản: dòng khí bệnh nhân thở ra được cắm vào bình nước. Độ sâu của cột nước chính là mức PEEP cài đặt cho bệnh nhân.
– Tạo PEEP bằng cột nước trên màng : dòng khí bệnh nhân thở ra được nén lại bằng một cột nước bên trên màng ngăn. Chiều cao của cột nước chính là mức PEEP cài đặt cho bệnh nhân
– Tạo PEEP bằng van lò xo: dòng khí bệnh nhân thở ra được giữ lại bằng một lò xo có thể điều chỉnh áp lực.
– Tạo PEEP bằng van Benveniste: do tác giả Benveniste cải tiến. Áp lực dương liên tục được tạo ra do tác dụng của một luồng khí phun ngược chiều với luồng khí thở ra của bệnh nhân. Về lý thuyết áp lực tạo ra tỷ lệ với lưu lượng dòng khí qua van.

Ưu điểm của hệ thống này là không cần các bộ phận phụ như túi dự trữ, van xả… làm cho hệ thống bớt cồng kềnh. Mặt khác hệ thống này không cần kín hoàn toàn khi gắn vào bệnh nhân nên có thể thở qua mũi mà không cần phải dùng các biện pháp xâm lấn như đặt nội khí quản.

Do những ưu điểm như trên mà hệ thống này hiện đang được sử dụng nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt nam, hệ thống CPAP với van Benveniste đã được BV nhi đồng I TP. Hồ Chí Minh đưa vào sử dụng từ năm 1990 và sau đó là một số bệnh viện khác cũng đã triển khai áp dụng.

3.4. Bộ phận gắn với bệnh nhân
Hệ thống thở CPAP không xâm nhập được sử dụng sớm nhất là dùng mask. Cách đó thể hiện ưu điểm hơn hẳn thở CPAP qua nội khí quản do đã loại bỏ các biến chứng do nội khí quản. Tuy nhiên thở CPAP qua mask cũng thể hiện những nhược điểm như dụng cụ ít khi vừa vặn, phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh áp suất mặt nạ; khoảng chết lớn có thể gây ứ CO2; khí vào dạ dày nhiều có thể gây trào ngược và viêm phổi do hít ; khó khăn cho việc chăm sóc và hút đờm nhớt; có thể gây hoại tử do áp lực…

Hệ thống thở CPAP qua mũi được cải tiến sau đó đã khắc phục được phần nào các nhược điểm trên. Với những ưu điểm như dụng cụ đơn giản, dễ thực hiện, dễ chăm sóc, miệng bệnh nhân để hở giúp điều chỉnh áp lực. Có hai cách thở CPAP qua mũi. Cách thứ nhất sử dụng một sonde mũi có chiều dài tương đương từ cánh mũi đến dái tai của bệnh nhân, luồn vào một bên mũi cho đến hầu họng. Cách thứ hai là dùng canulla hai mũi gắn vào cả hai lỗ mũi của bệnh nhân. Có nhiều cỡ canulla cho các độ tuổi khác nhau. Cách thứ hai tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn do dễ cố định, dễ chăm sóc và ít tai biến hơn.

3.5. Bộ phận làm ấm và ẩm

Dòng khí trước khi vào bệnh nhân được sục qua một bình làm ẩm bằng nước cất có nhiệt độ khoảng 39oC. Sau khi đi qua dây dẫn, nhiệt độ của dòng khí sẽ bị giảm dần. Nhiệt độ của dòng khí được giữ ổn định ở mức 37oC bằng một đoạn dây điện trở nhiệt trong lòng ống dây dẫn.

3.6. Hệ thống dây dẫn:
có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như silicon hoặc hytren. Đôi khi có thể dùng bằng dây máy thở.

3.7. Các bộ phận khác
Một số hệ thống CPAP khác có thể có thêm một số bộ phận khác như túi dự trữ khí, đồng hồ kiểm soát áp lực, van xả an toàn đề phòng áp lực cao trong hệ thống cao quá mức đặt trước.

3.8. Dụng cụ kiểm tra áp lực

Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước khi lắp hệ thống CPAP vào bệnh nhân cần phải đo áp lực CPAP bằng một dụng cụ đo áp lực.

Mời quý vị xem tiếp tại đây: Tho ap luc duong lien tuc.doc



Chuyên mục: Tài liệu chuyên môn

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em