Trang chủ » Y học thường thức » Thuốc diệt chuột và nguy cơ xuất huyết ở trẻ em

Thuốc diệt chuột và nguy cơ xuất huyết ở trẻ em

 

Ngày 12 tháng 11 năm 2013 khoa Huyết học lâm sàng Bệnh viện Nhi trung ương đã tiếp nhân bệnh nhân Lê Thanh T, 2 tuổi (Tiên Lữ, Hưng Yên). Cháu bé được đưa đến viện vì chảy máu chân răng khó cầm và xuất hiện các bầm máu trên da vùng cẳng tay phải, vùng thắt lưng sau khi bị ngã hoặc va đập. Các bác sỹ tại khoa đã tiến hành hỏi bệnh, khám lâm sàng, làm xét nghiệm máu và đã phát hiện thấy những bất thường trên xuất hiện trước vào viện khoảng 3 ngày. Khi cháu bé đến viện vẫn còn nhiều những bầm tụ máu trên da, không còn chảy máu chân răng và tỉnh táo hoàn toàn.

Những xét nghiệm chuyên sâu cho thấy cháu bé bị rối loạn đông máu do thiếu các yếu tố đông máu và các yếu tố này phụ thuộc vitaminK. Bình thường, những yếu tố này chỉ giảm khi bệnh nhân uống thuốc chống đông kháng vitamin K, hoặc rối loạn tổng hợp ở những bệnh nhân suy gan nặng. Khai thác trong tiền sử cháu bé không có các rối loạn đông máu trước đó, cách đây khoảng 2 tháng cháu bé có một đợt bệnh tương tự, mặt khác gia đình cháu bé có sử dụng một loại thuốc diệt chuột có thành phần là Bromadiolone, đây là dẫn xuất của dicoumarol – một dược chất có tác dụng kháng đông máu. Chất này có thể dễ dàng xâm nhật cơ thể qua đường tiêu hóa (ăn uống) hoặc qua da. Các bác sỹ đã nhận định đây là một trường hợp ngộ độc loại thuốc kháng đông trong thuốc diệt chuột trên và tiến hành điều trị bằng uống Vitamin K liều cao kéo dài. Sau 12 ngày điều trị cháu bé đã không còn xuất huyết, các xét nghiệm đông máu trở về bình thường và cháu bé được ra viện. Tuy nhiên, các chất kháng đông có thể lưu hành và có tác dụng trong cơ thể còn tồn tại lâu dài vì vậy cháu bé vẫn tiếp tục được điều trị ngoại trú và theo dõi định kỳ. Được biết, chỉ trong năm 2013 khoa Huyết học Lâm sàng, Bệnh viện Nhi trung ương đã gặp 4 trường hợp bệnh lý và nguyên nhân tương tự.

Thuốc diệt chuột có chứa thuốc kháng đông là một loại thuốc được sử dụng khá phổ biến và an toàn cho người. Tuy nhiên với những đối tượng nguy cơ cao và nhạy cảm như trẻ em thì cha mẹ phải hết sức thận trọng vì nó có thể gây những tai nan do ngộ độc mà trường hợp xuất huyết của cháu bé trên là một ví dụ. Các gia đình chú ý khi sử dụng thuốc diệt chuôt này hãy luôn cảnh giác, phải đảm bảo cách ly những cháu bé để tránh mắc những trường hợp đáng tiếc như trên.

Bs Lê Tuấn Anh



Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em