Trang chủ » Y học thường thức » Các yếu tố gây hen và điều trị hen phế quản

Các yếu tố gây hen và điều trị hen phế quản

Nếu bạn bị hen, bạn có thể giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn bằng cách tránh các yếu tố gây kích phát cơn hen và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ dị ứng.

  1. Các yếu tố kích thích

Nhận biết được yếu tố nào là yếu tố gây lên triệu chứng hen của bạn là vấn đề rất quan trọng. Thông thường các yếu tố kích phát cơn hen bao gồm:

  • Khói: khói thuốc lá là một tác nhân kích thích làm kích phát cơn hen nên tránh hút thuốc chủ động cũng như thụ động. Hen có thể bị kích phát bở mùi, khói nặng (than củi, ô tô), thời tiết thay đổi, ô nhiễm không khí.
  • Viêm nhiễn: do vi khuẩn hoặc vi-rút (cảm lạnh, viêm đường hô hấp…)
  • Hoạt động mạnh: luyện tập quá mức, tiếp xúc với không khí lạnh và khô.
  • Luồng trào ngược dạ dày thực quản: 30% bệnh nhân hen có luồng trào ngược dạ dày thực quản làm cho chẩn đoán và kiểm soát hen khó khăn hơn.
  • Thuốc: một số thuốc có thể gây ra hoặc làm cho hen xấu đi như aspirin, thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen), thuốc chẹn beta (dùng trong điều trị bệnh tim mạch, cao huyết áp, đau nửa đầu).
  • Dị ứng thức ăn: thức ăn có thể gây khò khè ở một số nguời. Bất kỳ thức ăn nào nghi ngờ làm khởi phát cơn hen, bạn hãy tránh ăn chúng và thông báo với bác sĩ dị ứng của bạn để làm test kiểm tra.
  • Cảm xúc: lo âu, bồn chồn có thể làm tăng triệu chứng hen hoặc gây khởi phát hen. Nghỉ ngơi, ăn uống, thể dục hợp lý rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn và có thể giúp điều trị hen được tốt lên.
  • Tiếp xúc với dị nguyên: nhiều người hen có thể tạng atopy. Khi tiếp xúc với dị nguyên có thể làm kích phát triệu chứng hen.

thuoc-la-thu-dong-2

 

  1. Điều trị và dự phòng hen:

Hen ở mỗi người đều do nguyên nhân khác nhau do đó cách tiếp cận kế hoạch điều trị cho từng cá thể là phương pháp tối ưu để kiểm soát hen. Những kế hoạch điều trị cho từng bệnh nhân bao gồm:

  • Kế hoạch kiểm soát môi trường tránh tiếp xúc với yếu tố gây nên cơn hen.
  • Kế hoạch dùng thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn
  • Kế hoạch xử lý cơn hen cấp
  • Sự cộng tác chặt chẽ giữa bệnh nhân, gia đình, nhà trường và nhân viên y tế là yếu tố quan trọng trong quản lý hen.

Bác sĩ dị ứng sẽ đánh giá và lập kế hoạch  cụ thể cho từng bệnh nhân. Hen là một bệnh mãn tính nên đòi hỏi phải điều trị duy trì liên tục. Điều trị bao gồm sử dụng thuốc hợp lý để ngăn ngừa và kiểm soát triệu chứng hen. Có 2 loại thuốc điều trị bệnh hen: thuốc cắt cơn hen và thuốc dự phòng hen.

 

  1. Thuốc cắt cơn (cấp cứu):
  • Thuốc giãn phế quản, được gọi là “thuốc cấp cứu” làm giãn mở đường thở. Thuốc giãn phế quản bao gồm: thuốc đồng vận beta2 và thuốc kháng cholinergic. Thuốc có dạng hít, dạng uống (viên, siro) hoặc dạng tiêm.
  • Có một số loại corticosteroid được dùng đợt ngắn (uống hoặc tiêm) để giúp điều trị kháng viêm đường thở trong những trường hợp viêm nặng.

 

  1. Thuốc dự phòng hen – kiểm soát lâu dài

Thuốc kiểm soát kéo lâu dài được dùng hàng ngày để kiểm soát tình trạng viêm mãn tính đường thở.

  • Corticosteroid dạng hít, cromolyn, leucotriene… giúp kiểm soát viêm dị ứng mãn tính trong đường thở ở hầu hết bệnh nhân hen.
  • Thuốc đồng vận beta2 tác dụng kéo dài dạng hít kiểm soát triệu chứng co thắt phế quản. Tuy nhiên các thuốc này chỉ sử dụng kéo dài khi kết hợp với corticosteroid dạng hít.
  • Methylxanthines giúp giãn đường thở vừa phải và có thể có tác dụng kháng viêm nhẹ. Tuy nhiên ở trẻ em ít khi dùng.
  • Anti Leucotrien được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng, hen do vận động và các thể hen, khò khè trẻ nhỏ.
  • Omalizumab là kháng thể đơn dòng kháng IgE, dạng tiêm giúp làm nghẽn quá trình viêm dị ứng. Thuốc này được dùng ở những bệnh nhân hen dị ứng dai dẳng, khó kiểm soát.

Thuốc dự phòng hen cần được điều chỉnh theo bậc hen và mức độ kiểm soát hen của bạn. Do vậy việc tuân thủ điều trị và khám lại, giữ liên lạc chặt chẽ với bác sĩ dị ứng của bạn là yếu tố quan trọng trong quản lý hen triệt để. Cùng nhau, bạn và bác sĩ có khả năng hợp tác để đem lại chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn.

PGS.TS Lê Thị Minh Hương – Trưởng khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp

Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em