Trang chủ » Chuyên khoa » KHOA CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC (Department of Emergency and Poison Control)

KHOA CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC (Department of Emergency and Poison Control)

I.GIỚI THIỆU

1.Tổng quan

Khoa Cấp cứu và Chống độc là một bộ phận rất quan trọng của Bệnh viện với công suất hoạt động liên tục 24/24 kể cả các ngày nghỉ lễ và Tết. Khoa Cấp cứu và Chống độc đảm nhận nhiệm vụ khám, tiếp nhận và xử lý cấp cứu ban đầu cho toàn bộ bệnh nhân nặng và ổn định tình trạng người bệnh trước khi chuyển tới các khoa phòng điều trị, đảm bảo an toàn người bệnh.

Tại Khoa Cấp cứu và Chống độc của Bệnh viện Nhi Trung ương, người bệnh sẽ được khám, chẩn đoán một cách nhanh chóng, chính xác và được điều trị theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi qua khỏi tình trạng nguy kịch.

2. Cơ cấu tổ chức

Khoa Cấp cứu và Chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương gồm 65 nhân viên trong đó 24 Bác sĩ, 40 Điều dưỡng và 01 Hộ lý; đội ngũ Bác sĩ có chuyên môn cao đã được đào tạo sau đại học, đội ngũ Điều dưỡng được đào tạo chuyên sâu, bài bản luôn sẵn sàng ứng cứu bệnh nhân trong mọi tình huống khẩn cấp bệnh lý cấp cứu nội khoa, ngoại khoa, chấn thương, ngộ độc, cấp cứu thảm hoạ…

Khoa tọa lạc tại tầng 1 nhà 15 tầng Bệnh viện Nhi Trung ương.

– 18/879 La Thành, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

– Điện thoại: 098 111 35 15 – 024 6273 8678. Fax: 024 6273 8573. Email: ccl@nch.gov.vn

– Trưởng khoa: TS.BS. Lê Ngọc Duy.

– Phó trưởng khoa: BSCKII. Phạm Thị Thanh Tâm, BSCKII. Nguyễn Tân Hùng

– Điều dưỡng trưởng: ThS. Đỗ Quang Vĩ.

II.CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP 

1. Các bệnh lý cấp cứu hô hấp:

– Viêm phổi nặng, viêm tiểu phế quản, có suy hô hấp

– Dị vật đường thở

– Cơn hen phế quản có suy hô hấp

– Dị dạng đường thở có suy hô hấp…

2. Các bệnh lý cấp cứu tuần hoàn:

– Tình trạng suy tuần hoàn, shock (shock giảm thể tích, shock nhiễm trùng, shock tim…)

– Suy tim cấp

– Rối loạn nhịp

– Bệnh lý tim bẩm sinh

3. Các bệnh lý cấp cứu thần kinh:

– Co giật do sốt cao

– Cơn động kinh

– Hôn mê, liệt, giảm vận động

4. Các bệnh lý cấp cứu tiêu hóa:

– Nôn nhiều, rối loạn điện giải

– Tiêu chảy có tình trạng mất nước

5. Các cấp cứu ngộ độc, thảm họa:

– Ngộ độc hóa chất, thuốc trừ sâu

– Ngộ độc thực phẩm

– Bỏng, thảm họa

6. Các bệnh lý cấp cứu ngoại khoa:

– Chấn thương sọ não, xuất huyết não…

– Chấn thương ngực, bụng…

– Cấp cứu ngoại tiêu hóa: tắc ruột, thủng ruột…

III. CÁC DỊCH VỤ ĐANG THỰC HIỆN

1. Các dịch vụ đang thực hiện

– Điều trị nội trú cho một số bệnh nhân trong giai đoạn cấp cứu ban đầu.

– Khám dịch vụ đa khoa.

– Điều trị dịch vụ bệnh nhân nội trú.

– Cập nhật và thực hiện các phác đồ cấp cứu, hồi sức ban đầu cho các bệnh lý cấp cứu: Cấp cứu hô hấp, cấp cứu tuần hoàn, cấp cứu thần kinh, cấp cứu tiêu hóa, cấp cứu ngoại khoa, cấp cứu tai nạn, thảm họa, ngộ độc…

– Thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật trong cấp cứu, thăm dò chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân cấp cứu theo quy định của Bệnh viện.

– Cùng Bệnh viện xây dựng, triển khai hoạt động hiệu quả của loại hình “Đội cấp cứu lưu động” trong nội viện và ngoại viện.

2. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Khoa Cấp cứu và Chống độc được Bệnh viện đầu tư bài bản về cơ sở hạ tầng, được đảm bảo khang trang sạch sẽ, được phân chia thành các khu vực chức năng chuyên biệt:

– Khu Hành chính

– Khu Đón tiếp và phân loại bệnh nhân

– Khu Cấp cứu

– Khu Chống độc

– Phòng mổ cấp cứu

Hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đảm bảo tốt cho công tác cấp cứu, xử lý ban đầu, cũng như vận chuyển an toàn người bệnh: Hệ thống giường bệnh đa năng, hệ thống máy theo dõi, máy siêu âm, máy chụp X-Quang tại giường, máy shock điện…

IV. CÁC THÀNH TỰU NỔI BẬT

1. Chuyên môn

Thực hiện tốt vai trò chuyên môn trong công tác khám, tiếp nhận xử trí cấp cứu hồi sức ban đầu góp phần quan trọng trong công tác điều trị cứu sống hàng trăm ngàn bệnh nhi đặc biệt những trường hợp bệnh nhân nặng.

Số bệnh nhi đến Khoa ngày càng tăng cao, trong đó có rất nhiều bệnh nhi đến trong tình trạng đe doạ tính mạng. Mặc dù số bệnh nhân đông, nhân lực và phương tiện cấp cứu c̣òn thiếu nhưng tập thể Khoa đã có nhiều cố gắng cải tiến tổ chức làm việc một cách hợp lý nhất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình chuyên môn trong điều trị cấp cứu, điều trị và chăm sóc bệnh nhân nặng, giảm thiểu các sai sót chuyên môn và giao tiếp. Nhờ vậy, Khoa đã cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch, giảm tỷ lệ tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện.

Từ năm 2004, Khoa đã áp dụng chương trình cấp cứu Nhi khoa nâng cao (Advanced pediatric life support – APLS) vào hoạt động chuyên môn của Khoa, chương trình này đã tạo ra một bước chuyển biến cơ bản về chất và về lượng trong công tác cấp cứu Nhi khoa.

2. Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học

Hoạt động chỉ đạo tuyến cũng là một thế mạnh của Khoa. Trong những năm qua Khoa đã cử hàng trăm lượt cán bộ tham gia hoạt động chỉ đạo tuyến trên mọi miền đất nước, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Khoa Cấp cứu và Chống độc đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động đào tạo, huấn luyện, hỗ trợ cho tuyến trước, thông qua các chương trình: Tiêu chảy cấp, IMCI, APLS, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nuôi con bằng sữa mẹ, chương trình 1816, dự án Norred, Bệnh viện vệ tinh…

Khoa Cấp cứu và Chống độc đã tích cực tham gia công tác đào tạo cho nhiều đối tượng: Sinh viên nước ngoài (Mỹ, Úc, Pháp, Thuỵ điển, Lào…), sinh viên học viên sau đại học của các trường Đại học Y. Hiện nay, Khoa đang thực hiện đào tạo các khoá học:

– Cấp cứu Nhi khoa (Pediatric Life Support)  (02 ngày).

– Cấp cứu Nhi khoa nâng cao (Advanced Pediatric Life Support)  (03 ngày).

– Vận chuyển Cấp cứu an toàn ( 03 ngày).

Khoa Cấp cứu và Chống độc cũng rất chú trọng công tác nghiên cứu khoa học cũng như hợp tác Quốc tế. Đã có nhiều công trình nghiên cứu công bố và đăng trên các tạp chí uy tín trong nước và nước ngoài.

3. Khen thưởng

– Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc nhiều năm liền: 2004, 2006, 2007, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017

– Bằng khen Bộ Y tế các năm 2004, 2008, 2009, 2011, 2013, 2016

– Bằng khen Thủ tướng Chính phủ năm 2008, 2011

– Huân chương Lao động hạng III năm 2019

V. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI

– Trở thành Khoa huấn luyện đào tạo cấp cứu Nhi khoa.

– Đặc biệt là đào tạo cấp chứng chỉ “Cấp cứu Nhi khoa nâng cao” (APLS) cho cán bộ ngành Nhi nói chung và cho cán bộ cấp cứu Nhi khoa nói riêng.

– Xây dựng đơn vị Chống độc Nhi khoa.

………………………………………………………………..

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Báo động đỏ xử trí người bệnh nguy kịch

Hoạt động đào tạo với các chuyên gia Anh, Úc

 

Chuyên mục: Chuyên khoa

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em