Trang chủ » Y học thường thức » Cấp cứu kịp thời bé trai 3 tuổi bị xoắn tinh hoàn

Cấp cứu kịp thời bé trai 3 tuổi bị xoắn tinh hoàn

 


Chiều 19/5/2014, các bác sĩ khoa Ngoại – Bệnh viện Nhi Trung ương đã mổ cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhi nam bị xoắn tinh hoàn, vào viện trong tình trạng đau dữ dội ở bộ phận sinh dục, bìu sưng to, tấy đỏ…

Người nhà kể lại, trước đó bệnh nhi vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường. Sáng 19/5, khi đi tiểu bỗng dưng trẻ kêu đau, bìu sưng to và tấy đỏ. Gia đình cho trẻ đến khám tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Nông thì được chẩn đoán là viêm tinh hoàn, phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên, do quá lo lắng, gia đình chuyển cháu lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

Theo TS Bùi Đức Hậu, trưởng khoa Ngoại – bệnh viện Nhi Trung ương, rất may là trẻ được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh xoắn tinh hoàn thường dễ bị nhầm với bệnh viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn vì có triệu chứng khá giống nhau. Tuy nhiên, viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn thường ít xảy ra ở trẻ em. Xoắn tinh hoàn là tối cấp cứu, phải mổ tháo xoắn tinh hoàn càng sớm thì khả năng bảo tồn được tinh hoàn càng cao (tốt nhất là dưới 12 tiếng tính từ khi có hiện tượng đau, sưng bìu – theo nghiên cứu của thế giới). Nếu không được mổ tháo xoắn kịp thời, bệnh nhân không những không giữ được tinh hoàn mà còn ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này.

                                                           Ngày 22/5, trẻ được ra viện, tình trạng sức khỏe ổn định

TS Hậu cũng cho biết, mỗi năm bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng trên 50 trường hợp bệnh nhân phải mổ vì xoắn tinh hoàn hoặc bị xoắn phần phụ của tinh hoàn. Hiện nay, có rất nhiều phương tiện chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng để phát hiện xoắn tinh hoàn, song không có phương pháp nào là tuyệt đối. Chỉ có phương pháp phẫu thuật mở bìu thăm dò mới cho kết quả chính xác nhất. Với tiến bộ của gây mê hồi sức hiện nay thì phẫu thuật mở bìu thăm dò là phẫu thuật đơn giản và an toàn. Do đó, TS Hậu khuyến cáo các bậc phụ huynh khi thấy con mình có những biểu hiện bất thường như sưng, đau vùng bìu và tinh hoàn, cần đưa con đến các cơ sở y tế chuyên sâu càng sớm càng tốt, để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

                                                                                                              Bài và ảnh: Khánh Chi – phòng Kế hoạch tổng hợp

 

Mời quý độc giả tham khảo thêm thông tin qua bài báo cáo “Kết quả bước đầu điều trị đau bìu cấp tính bằng phẫu thuật mở bìu thăm dò ở trẻ em” :

12

 

 

 

 



Chuyên mục: Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em