Trang chủ » Tài liệu chuyên môn » Đánh giá tiêu chảy

Đánh giá tiêu chảy

1. Đánh giá chung
Một trẻ bị tiêu chảy cần được đánh giá về:
– Mức độ mất nước và rối loạn điện giải
– Máu trong phân
– Thời gian kéo dài tiêu chảy
– Tình trạng suy dinh dưỡng-mức độ suy dinh dưỡng
– Các nhiễm khuẩn kèm theo
Sau khi đánh giá với trẻ, quyết định các biện pháp điều trị và áp dụng ngay. Những thong tin thu được khi đánh giá bệnh nhi cần được ghi chép vào mẫu bệnh án thích hợp. Để đánh giá một trẻ tiêu chảy cần:
Hỏi bệnh sử:
Hỏi bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ những thông tin sau:
– Phân có máu hay không?
– Thời gian bị tiêu chảy
– Số lần tiêu chảy hằng ngày
– Số lần nôn, chất nôn
– Có sốt, ho, hoặc vấn đề quan trọng khác không ( co giật hoặc bị sởi gần đây)?
– Chế độ nuôi dưỡng trước khi bị bệnh.
– Loại và số lượng dịch (kể cả sữa mẹ), thức ăn trong thời gian bị bệnh
– Các thuốc đã dung
– Các loại vaccine đã được tiêm chủng
Khi hỏi, hãy dùng từ địa phương để bà mẹ dễ hiểu
Khám trẻ
Trước tiên kiểm tra dấu hiệu hoặc triệu chứng của mất nước
– Nhìn để tìm các dấu hiệu sau:
+ Toàn trạng: trẻ tỉnh táo, quấy khóc, kích thích, li bì hoặc khó đánh thức
+ Mắt bình thường hay trũng
+ Khi đưa nước hoặc dung dịch ORS, trẻ uống bình thường hoặc từ chối hoặc uống háo hức hay trẻ không thể uống được vì đang lơ mơ hoặc hôn mê
+ Phân trẻ có máu hay không/
Khi trẻ li bì, khó đánh thức, co giật hoặc trẻ không thể uống được là có một trong những dấu hiệu toàn than nguy hiểm
– Đánh giá chun giãn da
+ Véo nếp da bụng của trẻ ở giữa đường nối từ rốn đường bên theo chiều dọc của cơ thể và sau đó thả ra. Nếu thấy nếp da rõ rang ( trên 2 giây) sau khi thả tay ra da trở về như cũ ngay
Chú ý: Ở trẻ SDD thể teo đét (SDD nặng) nếp véo da mất rất chậm ngay cả trẻ không bị mất nước. Nếp véo da cũng ít tin cậy ở những trẻ bụ bẫm hoặc trẻ bị phù nhưng chúng ta vẫn sử dụng khi đánh giá và phân loại mức độ mất nước của trẻ.
Sau đó điểm tra các dấu hiệu hoặc vấn đề quan trọng khác của trẻ như:
– Có SDD hay không. Cởi toàn bộ quần áo, xem hai vai, bắp tay, mông, đùi để tìm biểu hiện của gầy mòn nặng ( maramus). Nhìn xem có phù chân không; nếu có phù cùng gầy mòn là trẻ bị SDD nặng. Nếu có thể, hãy đánh giá cân nặng theo tuổi bằng cách sử dụng biểu đồ cân nặng hoặc cân nặng theo chiều cao.
– Trẻ có ho hay không. Nếu có, đếm tần số thở để xác định có thở nhanh bất thường không và nhìn xem có rút lõm lồng ngực hay không.
Đo thân nhiệt
– Sốt có thể do mất nước nặng, hoặc do nhiễm trùng ngoài ruột như sốt xuất huyết hoặc viêm phổi
Chú ý: nếu nhiệt độ cặp nách ≥ 37.5°C là có sốt, nếu nhiệt độ ≥ 38.5°C là sốt cao.
Cân trẻ
Mất dịch là nguyên nhân gây giảm trọng lượng. Đánh giá cân nặng giảm là cách tốt nhất để giúp ích cho nhân viên y tế xác định trẻ có mất nước hay không. Trẻ bị mất nước vừa hoặc nặng cần được cân không mặc quần áo hoặc mặc quần áo mỏng để đánh giá mức độ mất nước. Nếu trẻ được cân gần đây, so sánh cân nặng hiện tại với cân nặng lần trước cho biết trẻ đã mất bao nhiêu dịch. Cân nặng trẻ hồi phục sau đó sẽ giúp đánh giá tiến triển. Tuy nhiên, có những trẻ không được cân thường xuyên, vì vậy, để xác định chính xác tình trạng mất nước nên dựa vào triệu chứng lâm sang hơn là cân nặng bị mất.
Không bao giờ điều trị chậm trễ vì lý do không có cân nặng.
Xác định lượng dịch mất đi của trẻ được tính như sau:
3. Đánh giá tiêu chảy kéo dài
Sau khi phân loại mức độ mất nước của trẻ, hãy phân loại tiêu chảy kéo dài nếu trẻ bị tiêu chảy 14 ngày hoặc hơn. Có hai mức phân loại cho tiêu chảy kéo dài
– Tiêu chảy kéo dài nặng: nếu trẻ bị tiêu chảy 14 ngày hoặc hơn và có mất nước hoặc mất nước nặng, đó là tiêu chảy kéo dài nặng.
– Tiêu chảy kéo dài một trẻ bị tiêu chảy 14 ngày hoặc hơn nhưng không có mất nước được phân loại là tiêu chảy kéo dài.
4. Đánh giá lỵ
Tiêu chảy có máu trong phân thường là do lỵ
Khoảng 60% các trường hợp lỵ là do Shigella. Shigella là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp lỵ nặng. Để tìm nguyên nhân thực sự của lỵ cần phải cấy phân. Ít nhất sau 2 ngày mới biết kết quả.

Theo ” Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em”- Tiến sĩ Lê Thanh Hải- Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương

Chuyên mục: Tài liệu chuyên môn

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em