Trang chủ » Y học thường thức » Điều trị thành công ca tắc tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh

Điều trị thành công ca tắc tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh

 

 

Khoa Hồi sức sơ sinh, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 đã tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp thuyên tắc tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh rất nặng do BV tuyến dưới chuyển đến.

12
Sức khỏe cháu bé ổn định sau điều trị

Bệnh nhi là bé gái N.K.N, sinh non 32 tuần, cân nặng 1,8kg, nhập viện trong tình trạng thở nhanh, được trợ giúp thở bằng CPAP (phương pháp hỗ trợ cho trẻ bị suy hô hấp còn khả năng tự thở bằng cách duy trì một áp lực dương liên tục trong suốt chu kỳ thở).

Đặc biệt, cả cánh tay phải của bé N. bị hoại tử rất nặng (sưng, phù, đỏ tím, có những mảng da hoại tử màu đen). Bệnh nhi lập tức được hồi sức tích cực và hội chẩn toàn viện và liên bệnh viện (với BV Đại học Y dược).

Các chuyên gia nhận định, đây là một trường hợp khó có thể điều trị bảo tồn để giữ lại cánh tay đang bị hoại tử, vì bé có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, nhiễm độc và có khả năng dẫn đến tử vong nếu không phẫu thuật kịp thời.

Tuy nhiên, sau khi cân nhắc giữa khả năng và kinh nghiệm điều trị của BV với tình trạng bệnh hiện tại của bé N., các bác sĩ BV Nhi Đồng 1 quyết định tư vấn cho gia đình bé rất kỹ về bệnh trạng của bé và tiếp tục điều trị nội, cố gắng bảo tồn cánh tay phải cho bé. Nếu tình trạng của bệnh nhi không cải thiện sau 48 giờ điều trị thì mới phẫu thuật.

Song song đó, các bác sĩ điều trị của Khoa Hồi sức sơ sinh BV Nhi Đồng 1 tiếp tục truy tìm thêm thông tin trên y văn thế giới về việc điều trị thuyên tắc mạch hoại tử ở trẻ sơ sinh để có thể tìm ra phương cách điều trị tốt nhất.

Sau hội chẩn giữa các khoa Huyết học, Tim mạch và Hồi sức sơ sinh, các bác sĩ quyết định dùng thuốc kháng đông điều trị cho bé N.

Nhưng phương pháp này cũng khá mạo hiểm, vì bé N. sinh non nên sẽ có nguy cơ cao xuất huyết não khi dùng kháng đông điều trị. Vì thế, sau khi truy tìm chứng cớ trên y văn thế giới, các bác sĩ BV Nhi Đồng 1 đã tìm thấy thông tin về điều trị thuyên tắc mạch ở trẻ sinh đủ tháng và thiếu tháng ở Khoa Hồi sức sơ sinh, với hơn 8 năm kinh nghiệm điều trị, được đăng trên tạp chí Pharmacotherapy, kết quả thành công 71% và không có ca nào bị xuất huyết não.

Do những chứng cứ y văn này, bé N. được quyết định điều trị với thuốc kháng đông Heparin trọng lượng phân tử thấp (tên biệt dược là Enoxaparin và Lovenox), kháng sinh phổ rộng, điều trị hỗ trợ với giảm đau Paracetamol, băng Betadine, săn sóc vết thương trong điều kiện vô trùng.

Sau 6 ngày điều trị, tình trạng bé đã cải thiện rõ rệt, cử động của cánh tay phải và màu sắc da đã trở về gần bình thường, riêng các ngón tay còn cử động yếu nên được tiếp tục tập vật lý trị liệu.

Sau 3 tuần điều trị, sức khỏe bé đã ổn định và đã được xuất viện.

Hà Anh

(Theo http://baodientu.chinhphu.vn/)



Chuyên mục: Báo chí viết về chúng tôi, Y học thường thức

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em