Trang chủ » Tài liệu chuyên môn » Quy chế bệnh viện

Quy chế bệnh viện

 

I. NHIỆM VỤ CHUNG CỦA BỆNH VIỆN

Bệnh viện là là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và có các nhiệm vụ sau:

1. Khám bệnh, chữa bệnh

a. Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định.

b. Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

2. Đào tạo cán bộ

Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế. Các thành viên trong Bệnh viện phải mẫu mực thực hiện quy chế Bệnh viện và quy định kỹ thuật Bệnh viện.

3. Nghiên cứu khoa học

Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng, những tiến độ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ người bệnh.

4. Chỉ đạo tuyến

Hệ thống các Bệnh viện được t chức theo tuyến kỹ thuật. Tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật tuyến dưới.

5. Phòng bệnh

Song song với khám bệnh, chữa bệnh phòng bệnh là nhiệm vụ quan trọng của Bệnh viện.

6. Hợp tác quốc tế: Theo đúng các quy định của Nhà nước.

7. Quản lý kinh tế trong Bệnh viện

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của Bệnh viện từng bước tổ chức việc hạch toán chi phí về khám bệnh, chữa bệnh trong Bệnh viện*.

2. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC

CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG I

Bệnh viện đa khoa hạng I là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc UBND tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp.

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

1. Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh :

a. Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các Bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.

b. Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước.

c. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nơi Bệnh viện đóng. Tổ chức khám giám định sức khoẻ khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố, trưng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

2. Đào tạo cán bộ y tế:

a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên Đại học, Đại học và trung học.

b. Tổ chức đào tạo liên tạc cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn.

3. Nghiên cứu khoa học về y học:

a. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc – Kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của Bệnh viện.

b. Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu…

4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật :

a. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chỉ đạo các Bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị.

b. Kết hợp với các Bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong khu vực.

5. Phòng bệnh:

a. Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.

b. Phối hợp với các cơ sở y tế phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

6. Hợp tác quốc tế:

Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước.

7. Quản lý kinh tế trong Bệnh viện:

a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp

b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của Bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

c. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm, y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.

II.TỔ CHỨC

1. Các phòng chức năng:

1. Phòng Kế hoạch tổng hợp

5. Phòng hành chính quản trị

2. Phòng Y tá (điều dưỡng)

6. Phòng tổ chức cán bộ

3. Phòng chỉ đạo tuyến

7. Phòng tài chính kế toán.

4. Phòng vật tư – thiết bị y tế.

 

2. Các khoa phòng

1. Khoa khám bệnh

23. Khoa Ngoại thận – tiết niệu

2. Khoa hồi sức cấp cứu

24. Khoa Chấn thương chỉnh hình

3. Khoa Nội tổng hợp

25. Khoa Bỏng

4. Khoa Nội tim mạch

26. Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức

5. Khoa Nội tiêu hoá

27. Khoa Phụ sản

6. Khoa Nội cơ – xương – khớp

28. Khoa Tai – Mũi – Họng

7. Khoa Nội thận – tiết niệu

29. Khoa Răng – Hàm – Mặt

8. Khoa Nôị Tiết

30. Khoa Mắt

9. Khoa dị ứng

31. Khoa vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng

10. Khoa huyết học lâm sàng

32. Khoa Y học hạt nhân

11. Khoa truyền nhiễm

33. Khoa Ung bướu (điều trị tia xạ)

12. Khoa Lao

34. Khoa Truyền máu

13. Khoa da liễu

35. Khoa Lọc máu (thận nhân đạo)

14. Khoa thần kinh

36. Khoa Huyết học

15. Khoa Tâm thần

37. Khoa hoá sinh

16. Khoa Y học Cổ truyền

38. Khoa Vi sinh

17. Khoa Lão học

39. Khoa Chẩn đoán hình ảnh

18. Khoa Nhi

40. Khoa Thăm dò chức năng

19. Khoa Ngoại tổng hợp

41. Khoa Nội soi

20. Khoa Ngoại thần kinh

42. Khoa giải phẫu bệnh

21. Khoa ngoại hồng lực

43. Khoa Chống nhiễm khuẩn

22. Khoa ngoại tiêu hoá

44. Khoa Dược

 

45. Khoa Dinh dưỡng

 

3. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC

CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HẠNG II

Bệnh viện đa khoa hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các Ngành. Có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho Bệnh viện hạng III.

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

1. Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:

a. Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.

b. Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước.

c. Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các ngành.

d. Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

e. Chuyển người bệnh lên tuyến khi Bệnh viện không đủ khả năng giải quyết

2. Đào tạo cán bộ y tế:

a. Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học.

b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn.

3. Nghiên cứu khoa học về y học:

a. Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

b. Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.

Mời quý vị xem đầy đủ quy chế tại đây: Quy che BV 1997.doc



Chuyên mục: Tài liệu chuyên môn

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em