Trang chủ » Tài liệu chuyên môn » Viêm tiểu phế quản cấp tính

Viêm tiểu phế quản cấp tính

Viêm tiểu phế quản cấp tính hay gặp ở trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào hô hấp gây ra (Respiratory Syncytial Virus – RSV).

Trẻ đẻ non, có bệnh tim bẩm sinh, có thiểu sản phổi dễ có nguy cơ bị bệnh.

1. Chẩn đoán : Dựa vào lâm sàng và x-quang

1.1. Lâm sàng

–         Có chảy nước mũi, ho, khò khè.

–         Thở nhanh, co kéo cơ hô hấp.

–         Biểu hiện thiếu ôxy : trẻ vật vã, tím tái quanh môi và các đầu chi.

–         Lồng ngực căng phồng, thông khí phổi giảm, ran rít, ran ẩm.

–         Các bộ phận khác : gan to, mạch nhanh.

1.2. Xét nghiệm

+    Công thức máu

Không đặc hiệu, có thể có tăng bạch cầu lympho.

+    X-quang phổi

–     Phổi ứ khí, cơ hoành hạ thấp.

–     Biểu hiện mờ các tiểu phế quản

–     Đôi khi có biểu hiện xẹp cục bộ các phân thuỳ. Có khi xẹp cả phân thuỳ phổi do bít tắc.

·        Phân tích khí máu, chỉ cần làm với thể nặng

–     SaO2 giảm < 92%

–     PaO2 giảm < 60 mmHg

–     PaCO2 tăng

2. Điều trị
2.1. Thể nhẹ

–     Bệnh nhân tỉnh, môi hồng, bú được, SaO2 > 92%, khó thở nhẹ.

–     Điều trị tại nhà :

+    Ăn uống đầy đủ

+    Hướng dẫn bố mẹ phát hiện những dấu hiệu nặng

2.2. Thể trung bình

–         Ăn kém

–         Mất nước

–         Ngủ lịm

–         Khó thở rõ

–         SaO2 < 92%

Điều trị : Tại bệnh viện

–      Thở oxy, duy trì SaO2 > 93%

–      Ăn qua ống thông dạ dày

–      Truyền dịch :

+    Dung dịch Glucose 5%

+    Natri Clorua 9‰ : 20 ml/kg/24 giờ, truyền tĩnh mạch 7 – 8 giọt/phút.

+    Khi có gan to, tĩnh mạch cổ nổi  , đái ít, mạch nhanh : không được truyền

2.3. Thể nặng

–      SaO2 < 92%

–      Mệt lả

–      Dấu hiệu tăng CO2 : vã mồ hôi, kích thích hay ngừng thở

Điều trị : (chuyển điều trị tích cực)

–      Theo dõi chặt chẽ : mạch, nhịp thở SpO2

–      Kiểm tra khí máu

–     Thở CPAP hay thở máy

–     Truyền dịch, glucose 5% hoặc Natri Chlorua 9‰ ; 20ml/kg/24 giờ, 7 – 8 giọt/phút.

–         Khí dung :

+     Natri Clorua 9‰ x 2ml

+     Hoặc Mucosolvin : 2ml

+     Cứ 4 giờ cho 1 lần

–     Khi bệnh nhân ngừng thở, hoặc PaO2 = 50 mmHg và PaCO2 ³ 70 mmHg đặt nội khí quản chạy máy thở với PEEP 2cm H2O.

2.4. Kháng sinh

–     Chỉ dùng khi có biểu hiện bội nhiễm :

+      Bạch cầu trung tính tăng

+    X-quang phổi có đám mờ

+      Phổi nghe có ran ẩm rải rác

–     Khi bệnh nhân đặt nội khí quản hay chạy máy thở cũng cần cho kháng sinh chống bội nhiễm.

–     Cần cấy dịch để tìm vi khuẩn và kháng sinh đồ.

–     Thường dùng 2 loại :

+      b lactamin :

+    Aminozid : Amikacin loại 0,5g : 15 mg/kg/24 giờ. Tiêm bắp

3. Chăm sóc

–         Để bệnh nhân nằm đầu cao

–         Hút đờm rãi

–         Cho ăn sữa, cháo. Nếu bệnh nhân nặng đặt sonde để cho ăn

–         Vỗ rung, dẫn lưu tư thế.

–         Theo dõi : mạch, nhiệt độ, nhịp thở và độ bão hoà oxy

4. xuất viện

–         Bệnh nhân tỉnh táo, hết sốt, ăn tốt.

–         Nhịp thở trẻ về bình thường

–         Chỉ số khí trong máu trở về bình thường

Chuyên mục: Tài liệu chuyên môn

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em